Nuôi Cá Lồng Trên Sông Sẽ Được Nhân Rộng

Chi cục Thủy sản tỉnh tổ chức hội nghị thăm quan đề tài “Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm một số loại cá có giá trị kinh tế cao bằng lồng trên sông Đuống” tại huyện Gia Bình.
Đề tài được triển khai ở 2 hộ dân thuộc thôn Chi Nhị, xã Song Giang và thôn Mỹ Lộc, xã Cao Đức, trong thời gian 1 năm từ tháng 3-2014 đến tháng 3-2015. Tổng kinh phí thực hiện đề tài là 2,5 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách sự nghiệp KHCN của tỉnh là 700 triệu đồng, vốn người dân tự đóng góp là 1,8 tỷ đồng.
Chi cục Thủy sản hỗ trợ các hộ nuôi về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc cá, kỹ thuật lắp đặt 20 lồng nuôi gồm 12 lồng cá điêu hồng, 4 lồng cá lăng và 4 lồng cá chép lai. Kết quả bước đầu cho thấy, các đối tượng cá nuôi trong lồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng bình quân từ 0,4 – 1,2kg/con, không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Trên cơ sở thực tế mô hình, Chi cục Thủy sản tiếp tục triển khai nuôi cá thương phẩm bằng lồng trên các lưu vực sông của tỉnh, tập trung vào các loại cá nuôi có giá trị kinh tế như: cá rô phi điêu hồng, trắm cỏ, trắm đen, chép lai.
Nguồn bài viết gốc: http://baobacninh.com.vn/news_detail/84562/nuoi-ca-long-tren-song-se-duoc-nhan-rong.html
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP áp dụng trên các loại nông thủy sản Việt Nam. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp cũng từng bước triển khai áp dụng cho người nông dân thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để tiến đến tiêu chuẩn GlobalGAP và một số tiêu chuẩn bắt buộc khác của các nhà nhập khẩu.

Tuy cây tam thất có giá trị kinh tế cao, điều kiện thổ nhưỡng ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) phù hợp, nhưng người dân nơi đây cần phải thận trọng khi mở rộng diện tích trồng loài cây này bởi sản phẩm chưa có đầu ra ổn định.

Trưa 16/7, bão Rammasun đã đi vào Biển Đông. Theo dự báo, đây là cơn bão mạnh, sẽ gây mưa lớn 200-300 mm cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Khả năng gây ngập úng cho lúa mới cấy là rất cao, nhất là với vùng thung lũng miền núi phía bắc, vùng thấp trũng Đồng bằng sông Hồng.

Nuôi ốc bươu đen trong ao, mương vườn hiện đang là mô hình kiếm ra tiền cho bà con nông dân ở huyện Châu Thành A. Chính vì vậy mà cán bộ Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Châu Thành A Đỗ Thanh Hải thực hiện đề tài “Ứng dụng sản xuất giống và nghiên cứu nuôi ốc bươu đen thương phẩm”. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện nghiệm thu loại khá.

Trước vụ thu hoạch sầu riêng năm nay bà con ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại phập phồng lo lắng. Thông tin sử dụng thuốc làm chín trái trong vụ thu hoạch năm ngoái đã khiến người trồng lao đao vì giá bán xuống thấp, nguy cơ thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn bị mất dần.