Nuôi cá lóc thích nghi biến đổi khí hậu

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh chuỗi ngành hàng này bị tác động bởi biến đổi khí hậu (BĐKH).
Cá lóc là loài thủy sản đặc trưng ở nước ta, được nhiều nông dân ĐBSCL đầu tư nuôi theo dạng bán thâm canh hoặc thâm canh với nhiều hình thức nuôi trong ao đất, bể bạt, bể xi măng, vèo đặt trong ao. Ngoài ra, còn phát triển nuôi vèo trên sông vào mùa lũ.
Theo PGS.TS Trương Hoàng Minh, ĐH Cần Thơ, nghề nuôi cá lóc gần đây phát triển nhanh, sản lượng đạt khoảng 40.000 tấn/năm.
Kết quả khảo sát cho thấy người nuôi cá lóc có xu hướng nuôi thâm canh 65 con/m2 và cho cá ăn thức ăn công nghiệp, trong đó nuôi vèo ao, vèo sông thả mật độ 100 - 113 con/ m2, thời gian nuôi từ 5 - 6 tháng, kích cỡ thu hoạch 550 - 570 gr/con...
Theo Chi cục Thủy sản An Giang, việc nuôi cá lóc đang gặp nhiều khó khăn trong SX giống, nuôi thương phẩm và tiêu thụ. Cơ sở chế biến chưa gắn kết chặt chẽ với người nuôi. Các DN chưa thực sự quan tâm đầu tư SX và bao tiêu sản phẩm cho nông hộ. Do đó việc phát triển nuôi cá lóc thâm canh còn thiếu tính bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 23/11, Sở NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kết nối doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

Ðầu tháng 11-2013, 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Ðông, tỉnh Tiền Giang xuất hiện dịch cúm A/H5N1 trên đàn vịt. Theo bà Nguyễn Thị Mến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, ổ dịch đã được khống chế, tỉnh đang làm thủ tục công bố hết dịch.

Chị Lê Thị Nhật, chủ một trang trại heo ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, cho biết khoảng 10 ngày nay, một số thương lái đã đến thu mua loại heo trên dưới 100 kg tại trang trại của chị. Mức giá cao hơn so với bình thường từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Các thương lái này cũng hẹn sẽ quay lại gom hàng khi số heo còn lại đạt đủ trọng lượng.

Cách đây khoảng 3 năm, số tiền cám mà chị Chu Thị Hoàn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, đầu tư nuôi một nghìn con gà từ khi mới nở đến lúc xuất bán (khoảng 4 tháng) hết 40 triệu đồng, nhưng hiện nay đã tăng lên 70 triệu đồng. "Giá cám tăng chóng mặt, nhưng gia đình tôi vẫn phải nuôi vì trót vay vốn ngân hàng để đầu tư", chị Hoàn giãi bày.

Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.