Nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất hiệu quả cao

Điển hình như hộ ông Trương Công Đạt (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long) được Trung tâm hỗ trợ 6.000 con cá lóc đầu nhím. Ông Đạt đầu tư cải tạo 400m2 ao nuôi, sau hơn 5 tháng, cá đạt trọng lượng 400g/con, tỷ lệ sống trên 85%.
Ông Đạt cho biết, khi cá còn nhỏ thì ông thả nuôi trong mùng lưới để tiện chăm sóc, nhất là cho ăn và theo dõi sự phát triển của cá. Khi cá đạt trọng lượng từ 50 - 70g/con thì đưa ra ao lớn để cá sinh trưởng. Ngoài thức ăn công nghiệp, ông Đạt tận dụng cá phi và các loại cá khác để cho ăn bổ sung. Cách nuôi như vậy không những giảm chi phí mà cá lại lớn nhanh. Cuối vụ thu hoạch, trừ các khoản chi phí, ông Đạt lãi trên 10 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao KH-CN huyện Phước Long, nhận xét: “Qua kết quả triển khai thực hiện thử nghiệm đề tài cho thấy, mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp cho hiệu quả khả quan và có khả năng nhân rộng”.
Mô hình nuôi cá lóc đầu nhím dễ thực hiện, lại phù hợp với những hộ ít đất sản xuất. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, để phát huy hiệu quả của mô hình, bà con nông dân cần chọn thời điểm nuôi thích hợp để có lợi nhuận cao, nhất là phải tìm hiểu đầu ra sản phẩm và giá cả thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 8.514 hộ sản xuất thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 7.211 ha, đạt 103% kế hoạch (7.000 ha).

Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.