Nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất hiệu quả cao

Điển hình như hộ ông Trương Công Đạt (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long) được Trung tâm hỗ trợ 6.000 con cá lóc đầu nhím. Ông Đạt đầu tư cải tạo 400m2 ao nuôi, sau hơn 5 tháng, cá đạt trọng lượng 400g/con, tỷ lệ sống trên 85%.
Ông Đạt cho biết, khi cá còn nhỏ thì ông thả nuôi trong mùng lưới để tiện chăm sóc, nhất là cho ăn và theo dõi sự phát triển của cá. Khi cá đạt trọng lượng từ 50 - 70g/con thì đưa ra ao lớn để cá sinh trưởng. Ngoài thức ăn công nghiệp, ông Đạt tận dụng cá phi và các loại cá khác để cho ăn bổ sung. Cách nuôi như vậy không những giảm chi phí mà cá lại lớn nhanh. Cuối vụ thu hoạch, trừ các khoản chi phí, ông Đạt lãi trên 10 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao KH-CN huyện Phước Long, nhận xét: “Qua kết quả triển khai thực hiện thử nghiệm đề tài cho thấy, mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp cho hiệu quả khả quan và có khả năng nhân rộng”.
Mô hình nuôi cá lóc đầu nhím dễ thực hiện, lại phù hợp với những hộ ít đất sản xuất. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, để phát huy hiệu quả của mô hình, bà con nông dân cần chọn thời điểm nuôi thích hợp để có lợi nhuận cao, nhất là phải tìm hiểu đầu ra sản phẩm và giá cả thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Táo mèo được gieo trồng trên diện tích lớn tại các tỉnh miền núi hiện đang vào mùa thu hoạch nên nguồn cung mặt hàng nông sản này rất dồi dào với giá bán ổn định.

Đơn giản cơ chế, xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, thúc đẩy tư duy sản xuất hàng hóa… là những giải pháp căn cơ được nhiều chuyên gia khuyến cáo nhằm tháo gỡ khó khăn cho XK gạo của Việt Nam, tiến tới nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo sự phát triển vững bền ngành lúa gạo trong tương lai.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam lại phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ “nóng - lạnh” như Trung Quốc

Thị trường lúa gạo năm 2015 trong tình trạng cảnh báo giá gạo châu Á có thể sẽ tăng bởi El Nino làm giảm sản lượng và lượng tồn trữ khổng lồ đang giảm dần.

Chưa tính ở các cửa khẩu khác, chỉ riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hiện mỗi ngày đã có gần 100 tấn cam Trung Quốc được nhập về Việt Nam. Đa số được tiêu thụ ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội