626 Ha Nhãn Bị Tái Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, diện tích nhãn bị tái nhiễm bệnh “chổi rồng” khoảng 626 ha, trong đó 311 ha nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng” dưới 5 - 10%, 280 ha bị nhiễm bệnh từ 15 - 20%, 35 ha nhiễm bệnh từ 30 - 75%. Diện tích nhãn bị tái nhiễm tập trung ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TX. Gò Công và TP. Mỹ Tho.
Trước sự tái nhiễm của bệnh “chổi rồng”, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã triển khai 15 mô hình trình diễn tại các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo và TP. Mỹ Tho, trong đó có 7 mô hình đang tập trung giai đoạn bông - trái nhỏ; các mô hình còn lại nhãn đang tập trung giai đoạn cơi 3 đến xử lý ra hoa và đã phun thuốc lần 4 - 6.
Ngoài ra, từ đầu năm 2014 đến nay, các huyện đã tổ chức tập huấn 75 cuộc, nâng tổng số các cuộc tập huấn từ khi bệnh “chổi rồng” xuất hiện lên đến 600 cuộc.
Các cuộc tập huấn này tập trung vào các biện pháp quản lý bệnh “chổi rồng” hại nhãn cho nông dân với 28.913 người dự, cấp phát 137.877 tờ bướm, 4.400 tờ poster, 9.000 cuốn sổ tay hướng dẫn phòng trị bệnh “chổi rồng” hại nhãn.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, tổng diện tích nhãn trên địa bàn tỉnh hiện nay còn khoảng 5.460 ha, tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho, TX. Cai Lậy và Tân Phú Đông. Hiện diện tích nhãn đang ở giai đoạn cơi 2 là 620 ha, cơi 3 là 879 ha, giai đoạn bông 1.505 ha, giai đoạn trái 2.361 ha, diện tích cho thu hoạch 95 ha và có 25 ha đã cắt tỉa cành sau thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 9/2010, nông dân trồng cao su ở Tánh Linh (Bình Thuận) từng điêu đứng khi lần đầu tiên đối mặt với bệnh vàng lá. Đến tháng 5/2011, bệnh vàng lá lại một lần nữa xuất hiện sớm hơn so với dự kiến và có khả năng dịch bệnh sẽ lan rộng trên nhiều diện tích trồng cao su của huyện vào tháng 8, 9 tới

Trong những năm gần đây, ở huyện Dương Minh Châu (DMC), tỉnh Tây Ninh có rất nhiều nông dân đã và đang tự đi tìm cho mình những cung cách làm ăn mới, trong đó có nghề nuôi động vật hoang dã. Bên cạnh một số loài động vật được nuôi như rắn long thừa, cá sấu, nhím, heo rừng… đã có từ trên chục năm thì hiện còn có thêm nghề nuôi ba ba đạt hiệu quả kinh tế cao, đã và đang có chiều hướng phát triển.

Nếu như ở thời điểm đầu năm, giá lợn giống mới chỉ có 30 nghìn đồng/kg thì hiện nay đã tăng lên 120-130 nghìn đồng/kg. Thực trạng trên không chỉ khiến ông Hoàng cũng như trên 200 hộ chăn nuôi lợn hàng hóa ở đây gặp khó khăn mà hàng nghìn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng rơi vào trong tình trạng khan hiếm con giống

Hàng chục thương lái Trung Quốc đang núp bóng khách du lịch thu mua cua ở Cà Mau và có người đã bỏ trốn, mang theo số nợ tiền tỉ của nông dân địa phương.

Mặc dù Bộ Thuỷ sản đã chính thức công bố hai mẫu cá nuôi tại Đồng Nai là cá chim trắng chứ không phải cá dữ piranhas, theo nhiều chuyên gia, vẫn không nên phát triển đại trà loài cá này