Nuôi Cá Lăng Ở Đồng Nai Thu Lãi Cả Tỉ Đồng

Những ngày qua, hàng trăm hộ nuôi cá tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) phấn khởi khi cá lăng đang vào mùa thu hoạch được giá cao.
Các thương lái đến tận các làng cá thuộc phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất… để thu mua với giá 70.000-120.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng so với năm ngoái. Nhìn chung, đợt cá lăng lần này phát triển tốt và đạt năng suất cao, bình quân mỗi bè lãi từ 500 triệu đến vài tỉ đồng.
Anh Lê Văn Liên, ngụ phường Tân Mai, cho biết: “Sau một năm chăm sóc, tôi vừa mới thu được 10 tấn cá lăng trừ mọi phí lãi gần 1 tỉ đồng. Ngoài tôi, còn có hộ của ông Lê Tâm ở phường Tam Hiệp lời đến 5 tỉ đồng”.
Theo anh Lên, để nuôi cá lăng không cần phải bỏ nhiều công chăm sóc, mỗi ngày chỉ cho cá ăn 2 buổi gồm sáng và chiều và để cá phát triển tự nhiên.
Hiện tại, giống cá lăng đang được rất nhiều nhà hàng, quán ăn tại TP HCM, Đà Nẵng và các tỉnh khu vực miền Bắc ưa chuộng. Một số thương lái thu mua cho biết đợt cá thu mua lần này được vận chuyển đến TP HCM và Bình Dương để tiêu thụ nhưng vẫn không đủ để cung ứng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm ngoái hàng chục hộ nuôi cá bé phải điêu đứng vì cá chết hàng loạt vì nguồn nước bị ô nhiễm. Đợt trúng đậm cá lăng lần này sẽ giúp các hộ có tiền trả nợ, tiếp tục bám nghề nuôi cá truyền thống trên sông Đồng Nai.
Có thể bạn quan tâm

Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát gia cầm không rõ nguồn gốc ở khu vực biên giới phía Bắc khi dịch cúm H7N9 vẫn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Còn tại ĐBSCL, các địa phương đang lo lắng khi Đồng Tháp ghi nhận một bé trai 4 tuổi tử vong do cúm A (H5N1). Ngành thú y lo lắng, người dân lơ là, gia cầm sống vẫn bày bán tràn lan. Chuyện kiểm soát gia cầm vẫn gian nan.

Vào thăm vườn ươm chè cành giống mới của gia đình ông Ma Nông Hội và bà Hoàng Thị Mưu, tổ 14 phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên, mới thấy được sự nỗ lực cố gắng cũng như công sức bỏ ra của gia đình. Một vườn ươm chè cành giống mới quy mô 70 vạn hom gồm các giống LDP1, TRI777 cùng các giống chè nhập nội đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành.

Mặc dù đã gần cuối tháng 4, vụ tôm 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng nhiều người dân ở ĐBSCL và miền Trung vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và tôm vẫn tiếp tục chết.

Nhờ thời tiết thuận lợi cho việc thả tôm nuôi, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) thả nuôi được 127 ha tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tăng 50 ha so với cùng kỳ tập trung ở xã Phước Dinh.

Cùng lúc này, sau một thời gian dài người nuôi cá điêu hồng bị điêu đứng vì không bán được cá, giá cá điêu hồng hiện ở mức trên 35.000 đồng/kg, tăng bình quân 10.000 đồng/kg so với hồi đầu năm.