Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Trên Sông Sêrêpôk

Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Trên Sông Sêrêpôk
Ngày đăng: 12/10/2013

Người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã gây nuôi thành công cá lăng đuôi đỏ, một loại đặc sản của dòng sông Sêrêpôk, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

Năm 2010, ông Trần Huy Liễu, tổ dân phố 5, thị trấn Ea T’ling, có ý tưởng nuôi cá lăng bằng lồng trên dòng sông Sêrêpôk. Từ ý tưởng đó, ông mua lưới, đóng bè, mua cá từ những người đi câu được về ươm giống, vừa nuôi, vừa tìm hiểu thêm.

Vụ đầu tiên cá lớn chậm, việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn vì ông Liễu không nắm được quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Vừa rút kinh nghiệm vừa học hỏi, ông Liễu tiếp tục đầu tư nuôi cá lăng trong lồng. Vụ cá sau, với 8 lồng cá, được đầu tư bài bản ông thu được hơn 100 triệu đồng, tìm được thị trường tiêu thụ khá ổn định trên địa bàn và các huyện lân cận…

Ông Liễu cho biết: “Cá lăng đuôi đỏ là “đặc sản” của dòng Sêrêpôk nên từ khi mua đất tôi đã tìm hiểu và xây dựng mô hình để đưa loài cá này về lại sông Sêrêpôk. Đến nay, đã bước đầu có kết quả và tôi đang dần tìm cách nâng cao chất lượng, hiệu quả, mở rộng quy mô lồng bè để tăng số lượng nuôi”.

Nhận thấy đây là mô hình kinh tế đem lại hiệu quả thiết thực, năm 2013, ông Liễu và 2 hộ dân tại tổ dân phố 5, thị trấn Ea T’ling, đã tham gia dự án “nuôi cá lăng đuôi đỏ trong lồng” trên sông Sêrêpôk.

Người dân được chính quyền hỗ trợ giống, thuốc, thức ăn với tổng kinh phí 200 triệu đồng, vốn đối ứng của người dân hơn 60 triệu đồng. Người dân tham gia dự án được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá lăng; tham quan, học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những mô hình nuôi cá lăng trong lồng thành công ở Đắk Lắk

Ông Liễu cho biết: “Sau khi được tham gia tập huấn, tôi đã nắm rõ cách chăm sóc cá theo từng giai đoạn, cách cho ăn đúng lượng, đủ chất nhờ đó, cá tăng trọng nhanh, phát triển khỏe mạnh, không có tình trạng lớn không đều trong một lồng nuôi.

Ngoài ra, còn được học cách tự chế biến thức ăn cho cá với công thức có sẵn đã góp phần giảm chi phí mua cám công nghiệp cho cá”.

Ông Bùi Đức Phái, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện CưJút, cho biết: Nguồn nước sông Sêrêpôk là môi trường sinh sống thích hợp của cá lăng đuôi đỏ, đây là cơ sở để thực hiện đề án. Bên cạnh đó, trang bị những kiến thức cần thiết để người dân tiếp cận với mô hình nuôi cá trong lông bề trên sông, khai thác tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Kết thúc dự án sẽ nhân rộng mô hình ra nhiều hộ dân khác để cùng tham gia thực hiện nuôi thủy sản trên địa bàn, vừa khai thác vừa bảo vệ loài cá quý hiếm đang có nguy cơ mất dần trên dòng Sêrêpôk.


Có thể bạn quan tâm

Trang Trại Vịt Giời Trang Trại Vịt Giời

Đến trang trại của anh Hoàng Văn Công ở thôn Bạch Nao (xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên ao từng đàn... vịt giời đang bơi lội thoả thê.

05/04/2013
Trồng Bí Xanh Lãi 200 Triệu/ha Trồng Bí Xanh Lãi 200 Triệu/ha

Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) phấn khởi: Năm 2006, chính quyền xã vận động nhân dân thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập. Xã chọn 9 hộ tại thôn Hội Lâm chuyển đổi 2 ha đất trồng mía tại xứ Đồng Cạn sang trồng dưa hấu và bí xanh theo công thức 3 vụ/năm (2 vụ dưa hấu + 1 vụ bí xanh).

05/04/2013
Được Mùa Hành Tím Ở Tân Thủy (Bến Tre) Được Mùa Hành Tím Ở Tân Thủy (Bến Tre)

Từ bao đời nay, nông dân xã Tân Thủy (Ba Tri - Bến Tre) luôn gắn bó với nghề trồng hoa màu. Trong đó, nhiều nông dân đổi đời nhờ hành tím.

06/04/2013
Kết Quả Bước Đầu Nuôi Gà Đông Tảo Ở Châu Thành (Bến Tre) Kết Quả Bước Đầu Nuôi Gà Đông Tảo Ở Châu Thành (Bến Tre)

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.

07/07/2013
Nuôi Cá Lồng Gặp Khó Ở Hải Dương (Thừa Thiên - Huế) Nuôi Cá Lồng Gặp Khó Ở Hải Dương (Thừa Thiên - Huế)

Nhờ nghề nuôi cá lồng bà con ngư dân ở Chi hội nghề cá Hương Giang (xã Hải Dương, Hương Trà) trở nên khấm khá. Tuy nhiên, ba năm trở lại, nghề nuôi cá lồng gặp nhiều khó khăn.

08/04/2013