Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Thương Phẩm Mô Hình Cần Nhân Rộng

Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ được triển khai tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa) với số vốn hơn 820 triệu đồng. Sau 24 tháng triển khai, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã sản xuất thành công hơn 47.000 con cá giống và đúc kết ra được các quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ phù hợp với điều kiện ở Phú Yên.
Cá lăng đuôi đỏ là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Ở nước ta, loài cá này sinh sống nhiều ở các con sông thuộc khu vực ĐBSCL. Vì giá trị kinh tế cao nên nhiều nông dân ở các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL đã khai thác cá lăng đuôi đỏ ngoài tự nhiên để nuôi thương phẩm. Tuy nhiên đa số các hộ nuôi này không thành công vì không chủ động được con giống. Đến năm 2005, Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá lăng đuôi đỏ và chuyển giao công nghệ cho một số tỉnh như An Giang, Đồng Nai, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Định… Cuối năm 2010, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ và được UBND tỉnh phê duyệt, hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh. Theo Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên, việc tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ tại Phú Yên nhằm chủ động sản xuất và cung cấp giống cho người nuôi trong tỉnh. Đồng thời, trung tâm sẽ phổ biến công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước ngọt trong tỉnh và phát triển nghề nuôi cá lăng thương phẩm.
Cũng theo trung tâm này, từ 179 con cá giống bố mẹ ban đầu nhập về nuôi tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông, sau 24 tháng đã sản xuất nhân tạo được hơn 47.000 con cá giống. Ông Nguyễn Đình Nghi, Phó phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa cho biết: Với những kết quả đạt được sau 2 năm thực hiện, tỉnh cần triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm đến nhiều địa phương trong tỉnh.
Bà Lê Thị Nở, Giám đốc Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên cho biết: “Tổng số vốn đầu tư cho dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ tại Phú Yên là hơn 820 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh hơn 225 triệu đồng, còn lại là nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp. Do thị trường đầu ra của cá lăng đuôi đỏ chưa đảm bảo, việc tiếp tục nuôi đàn cá giống đã sản xuất sẽ gặp khó khăn và tốn kém chi phí. Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên kiến nghị UBND tỉnh cho phép thả số cá giống này về các hồ thủy lợi, thủy điện để bổ sung nguồn lợi cho địa phương hoặc cho phép trung tâm kéo dài thời gian thực hiện dự án, đồng thời bổ sung kinh phí để tiếp tục duy trì đàn cá hiện có và nhân rộng mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ tại Phú Yên”.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

Hiện tại, trên địa bàn phường Quảng Tiến (Sầm Sơn) có trên 250 tàu thuyền, trong đó gần 40 chiếc tàu chuyên làm dịch vụ hậu cần trên biển với trên 200 lao động tham gia. Hoạt động thu mua của các tàu dịch vụ lại chiếm tới 50% tổng thu nhập từ nghề biển của địa phương. Mỗi chuyến một tàu dịch vụ có thể thu mua được hàng chục tấn hải sản.

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.

Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.