Mô Hình Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp Đạt 75 Tấn/ha

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.
Khi tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 100% giống, 50% vật tư phân bón, được tập huấn kỹ thuật về sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía.
Đến nay, qua nghiệm thu, đánh giá kết quả cho thấy, giống mía Quế Đường 94-119 tại xã Xuân Châu sinh trưởng, phát triển tốt, mía mọc nhanh, đẻ nhánh khỏe, mật độ cây hữu hiệu cao, đồng đều, vươn lóng nhanh, lóng dài, sạch sâu bệnh, cho năng suất 75 tấn/ha (mía trồng đại trà đạt 55 tấn/ha), trữ lượng đường cao 12 - 14 CCS.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132017/Mo-hinh-“san-xuat-va-tham-canh-tong-hop-cho-cay-mia-phuc-vu-che-bien-duong-cong-nghiep”-dat-75-tan/ha
Có thể bạn quan tâm

Do suy giảm nguồn cung nên cá hồi tại thị trấn Sa Pa tăng giá khoảng 40-50 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân là do hai cơ sở nuôi và cung ứng cá hồi, cá tầm lớn nhất ở Sa Pa bị thiệt hại nặng trong trận lũ quét vừa qua.

Kinh nghiệm các nước trong khu vực, địa phương có cơ sở nuôi chim yến và các doanh nghiệp cho thấy cần thiết có quy hoạch để phát triển bền vững đồng thời đảm bảo an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh.

Đối với vết hại cục bộ ở phần thân gốc thì cần cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc ALIETTE với nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh. Đối với những cây có bệnh nhẹ thì cần phun ALIETTE với nồng độ 0,3% lên toàn bộ thân cây. Cần chú ý đào rãnh thoát nước tốt cho vườn cây, tránh tình trạng ngập úng cục bộ.

Nhằm nâng cao ý thức cho người nuôi tôm trong việc sử dụng tôm giống qua xét nghiệm, góp phần hạn chế dịch bệnh, đề án xét nghiệm bệnh tôm miễn phí cho hộ nghèo và cận nghèo được triển khai hơn 1 năm qua.

Trung tâm khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Công ty Bunge (Hoa Kỳ) thí điểm trồng cây đậu nành thay thế cây bắp tại xã Đá Bạc (H.Châu Đức). Đến thời điểm này, mô hình này đã mang lại hiệu quả bước đầu cho bà con nông dân trong xã.