Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Thương Phẩm Mô Hình Cần Nhân Rộng

Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ được triển khai tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa) với số vốn hơn 820 triệu đồng. Sau 24 tháng triển khai, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã sản xuất thành công hơn 47.000 con cá giống và đúc kết ra được các quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ phù hợp với điều kiện ở Phú Yên.
Cá lăng đuôi đỏ là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Ở nước ta, loài cá này sinh sống nhiều ở các con sông thuộc khu vực ĐBSCL. Vì giá trị kinh tế cao nên nhiều nông dân ở các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL đã khai thác cá lăng đuôi đỏ ngoài tự nhiên để nuôi thương phẩm. Tuy nhiên đa số các hộ nuôi này không thành công vì không chủ động được con giống. Đến năm 2005, Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá lăng đuôi đỏ và chuyển giao công nghệ cho một số tỉnh như An Giang, Đồng Nai, Đắk Lắk, Kon Tum, Bình Định… Cuối năm 2010, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ và được UBND tỉnh phê duyệt, hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh. Theo Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên, việc tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ tại Phú Yên nhằm chủ động sản xuất và cung cấp giống cho người nuôi trong tỉnh. Đồng thời, trung tâm sẽ phổ biến công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản nước ngọt trong tỉnh và phát triển nghề nuôi cá lăng thương phẩm.
Cũng theo trung tâm này, từ 179 con cá giống bố mẹ ban đầu nhập về nuôi tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông, sau 24 tháng đã sản xuất nhân tạo được hơn 47.000 con cá giống. Ông Nguyễn Đình Nghi, Phó phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa cho biết: Với những kết quả đạt được sau 2 năm thực hiện, tỉnh cần triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá lăng thương phẩm đến nhiều địa phương trong tỉnh.
Bà Lê Thị Nở, Giám đốc Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên cho biết: “Tổng số vốn đầu tư cho dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ tại Phú Yên là hơn 820 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh hơn 225 triệu đồng, còn lại là nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp. Do thị trường đầu ra của cá lăng đuôi đỏ chưa đảm bảo, việc tiếp tục nuôi đàn cá giống đã sản xuất sẽ gặp khó khăn và tốn kém chi phí. Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên kiến nghị UBND tỉnh cho phép thả số cá giống này về các hồ thủy lợi, thủy điện để bổ sung nguồn lợi cho địa phương hoặc cho phép trung tâm kéo dài thời gian thực hiện dự án, đồng thời bổ sung kinh phí để tiếp tục duy trì đàn cá hiện có và nhân rộng mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ tại Phú Yên”.
Có thể bạn quan tâm

Hàng chục ngàn con cá chẽm của 62 hộ nuôi lồng bè ở xã Hộ Độ (Lộc Hà - Hà Tĩnh) bông dưng bị chết hàng loạt mấy ngày nay đẩy họ đứng trước nguy cơ trắng tay sau vụ nuôi đầu tiên.

Sáng 19/9, Bí thư Tỉnh ủy Võ Kim Cự - Trưởng BCĐ NTM tỉnh, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Từ Văn Diện cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đi kiểm tra tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM và làm việc với cán bộ các xã Quang Lộc, Tiến Lộc và huyện Can Lộc.

Đoàn công tác UBKT Tỉnh ủy vừa có chuyến kiểm tra, làm việc với xã Thạch Thắng (Thạch Hà) về phát triển kinh tế tập thể. Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Nguyễn Thị Gái cùng dự.

Sau gần 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) với những cách làm quyết liệt, sáng tạo, Hà Tĩnh đã thu hút được nhiều tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia. Nhờ đó, áp lực đóng góp cho NTM của người dân được giảm đi đáng kể.

Chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đi kiểm tra tiến độ dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà tại xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) và Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh).