Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao

Theo báo cáo của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà, đến thời điểm này đơn vị đã đo đạc, kiểm đếm và xác định nguồn gốc sử dụng của 356,5ha đất gia đình và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.
Chủ đầu tư cũng đã áp giá bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất đợt 2 với tổng kinh phí 7,5 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra tiến độ dự án tại huyện Cẩm Xuyên...
Tại huyện Kỳ Anh, chủ đầu tư đã thực hiện đo đạc, biên tập bản đồ địa chính được hơn 100ha, hiện còn 179 ha chưa đo đạc; nhận bàn giao hơn 132ha đất của Công ty TNHH MTV Cao su Hà Tĩnh, đồng thời thực hiện khai hoang 105 ha tại Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh.
Hiện, chủ đầu tư đang cho tiến hành san lấp mặt bằng xây dựng trại chăn gồm 15 chuồng tại khu vực chăn nuôi ở Kỳ Tây; khai hoang, xử lý thực bì và trồng cỏ trên diện tích 20ha tại trại chăn nuôi Cẩm Quan.
Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà đang đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, lắp đặt, xây dựng chuồng trại. Dự kiến, trong 1 tuần tới hạng mục này sẽ hoàn thành để đón lứa bò đầu tiên vào cuối tháng 9/2015.
... và yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan nhanh chóng giải quyết các vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng; chủ đầu tư đốc thúc đẩy nhanh tiến độ dự án
Sau khi kiểm tra thực địa, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn lưu ý, chủ đầu tư cần đốc thúc đẩy nhanh tiến độ dự án; các sở, ngành, địa phương liên quan nhanh chóng giải quyết các vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng; đo đạc, kiểm đếm các diện tích còn lại, hoàn thiện GPMB trong thời gian sớm nhất.
Chủ đầu tư mở rộng diện tích trồng cỏ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chuồng trại, đảm bảo đưa bò về đúng thời gian (25/9) và số lượng theo kế hoạch (2.500 con); đạt 10.000 con vào ngày 10/10 tới.
Chủ tịch UBND đề nghị Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà hoàn tất các hồ sơ, thủ tục cần thiết của giai đoạn 2 dự án, làm tờ trình gửi cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, theo Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2664/QĐ-UBND ngày 28.7.2015, từ nay đến năm 2020, tỉnh ta tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi.

Rệp sáp bột hồng (RSBH) là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ và là đối tượng sâu hại mới, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh chóng ra các vùng trồng sắn ở các địa phương khác. Do tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng của RSBH đối với sản xuất sắn ở trong tỉnh nên việc triển khai sớm các biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự lây lan gây hại của RSBH là hết sức cần thiết.

Mô hình canh tác mì xen canh trên đất đồi được chuyển giao cho nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) thông qua dự án khoa học - công nghệ giai đoạn 2013 - 2015 đã mang lại kết quả khả quan.

Hiện nay, những vườn tre trồng lấy măng trên Núi Cấm thuộc xã An Hảo huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang đang bước vào mùa thu hoạch rộ, cung cấp một sản lượng lớn măng tươi cho cả khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Theo định hướng, diện tích sản xuất lúa vụ thu đông năm 2015 của tỉnh Đồng Tháp là 100.000ha. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của ngành chức năng, đến giữa tháng 7, toàn tỉnh đã xuống giống được 120.000ha, bằng 120% kế hoạch, nhiều hơn so với diện tích xuống giống vụ thu đông cùng kỳ năm trước gần 24.000ha (tăng 25%).