Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Lồng Bè Lãi Cao

Nuôi Cá Lăng Đuôi Đỏ Lồng Bè Lãi Cao
Ngày đăng: 14/06/2012

Nuôi cá lăng đuôi đỏ bằng bè lồng của gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk đang là một trong những mô hình được mọi người quan tâm học hỏi, bởi giá trị kinh tế cao, thu nhập hàng năm lên tới cả tỷ đồng.

Thành công nhờ không nản chí

Từ tỉnh Nam Định vào lập nghiệp tại Đăk Lăk, anh Nguyễn Minh Tuấn (SN 1964) đã có thời gian làm thương lái mua cá lăng đuôi đỏ từ Đồng Nai lên Tây Nguyên bán kiếm lời. Đây là loại cá có giá trị kinh tế cao, nhưng anh từng thất bại vì nó khi nuôi tại hồ Trị An (Đồng Nai)… Đến hồ Ea Kao (TP Buôn Ma Thuột), anh khảo sát kỹ hơn về chiều sâu, nghiên cứu mặt nước và độ pH của nước hồ trước khi đặt lồng cố định nuôi (độ sâu nơi đặt lồng vào mùa mưa nước lớn là 15m, mùa khô là 8m).

Anh Tuấn đang kiểm tra lồng cá lăng của mình

Sau khi thuê được diện tích mặt nước ở hồ Ea Kao, anh Tuấn đã mạnh dạn đầu tư 300 triệu đồng cho việc nuôi cá lăng trên bè lồng. Với diện tích khoảng 1.000m2 mặt nước hồ, anh Tuấn chia thành 24 lồng (mỗi lồng có diện tích 36m2), trong đó có một ô giữa dùng thiết kế nhà bè để gia đình sinh hoạt và chăm sóc cá. Lứa cá đầu tiên anh chỉ nuôi dè dặt 1 lồng cá lăng đuôi đỏ, số lồng còn lại anh nuôi cá rô phi và cá diêu hồng. Sau 12 tháng, cá lăng đã đạt kích thước chuẩn là 1,5-2kg/con, anh thu về được 2 tấn cá thương phẩm, trừ mọi chi phí còn lãi thuần 300 triệu đồng trong khi 22 lồng nuôi cá diêu hồng và cá rô phi chỉ lãi 50 triệu đồng.

Từ những thành công đầu tiên, anh Tuấn tiếp tục đầu tư nuôi 3 lồng cá lăng thương phẩm (mỗi lồng 1.000 con giống). Sau 12 tháng nuôi tiếp theo, anh đã thu hoạch 3,7 tấn cá. Qua 2 vụ nuôi cá thành công, anh Tuấn thả nuôi cá lăng giống và cá lăng thương phẩm trên 22 lồng (trong đó 15 lồng cá lăng thương phẩm và 7 lồng cá lăng giống), lồng còn lại nuôi cá diêu hồng. Đối với cá lăng giống, cá bột nhỏ anh mua từ TP Hồ Chí Minh với giá 1.500 đồng/con, trọng lượng khoảng 2.000 con giống/kg, sau 2 tháng nuôi bán được 10.000 đồng/con…
 
Chớp mắt thành tỷ phú

Với những thành quả trên, năm 2010, nghề nuôi cá lăng đã mang lại cho anh Tuấn nguồn lãi khoảng 700 triệu đồng. Năm 2011, anh lãi được 1,35 tỷ đồng (trong đó, cá lăng thương phẩm lãi 600 triệu đồng, cá giống lãi 600 triệu đồng và lãi 150 triệu đồng từ việc nhân giống giun quế để bán).

Về kỹ thuật nuôi cá lăng đuôi đỏ, anh Tuấn cho biết: Đây là một loại cá da trơn khó nuôi, nếu không nắm hết những đặc tính của cá để ứng dụng kỹ thuật nuôi phù hợp thì khó thành công. Cá lăng đuôi đỏ chỉ nổi vào ban đêm để ăn bữa chính, ban ngày chúng lặn sâu nên thức ăn cung cấp cho bữa phụ không nhiều. Lồng lưới phải thường xuyên vệ sinh bằng vòi xịt áp suất cao để loại bỏ những cặn bã bám vào lưới, làm thông lưới…

 “Nhiều khi việc vệ sinh lồng lưới có thể làm mặt nước dao động mạnh, cá lăng có thể bỏ ăn trong nhiều ngày, làm giảm năng suất và chất lượng cá. Do vậy, tôi đã nuôi cá bằng 2 tầng lưới, tầng trên nuôi cá lăng, tầng dưới nuôi cá rô phi, phương pháp này vừa tận dụng diện tích vừa tận dụng thức ăn, hạn chế việc vệ sinh lưới cho cá lăng. Cá rô phi ăn tạp nên ở tầng dưới sẽ đón nhận những thức ăn thừa khi cá lăng vùng vẫy giành ăn ở tầng trên rớt xuống, đồng thời rỉa sạch những cặn bã bám vào lưới nên làm thông lưới cho cá lăng”, anh Tuấn cho biết thêm.

>> Anh Tuấn dự đoán, niên vụ năm 2012, với qui mô nuôi như hiện nay có khả năng sẽ cho thu hoạch ít nhất 15 tấn cá lăng thương phẩm, trừ các chi phí đầu tư anh sẽ thu về trên 2 tỷ đồng, đó là chưa kể lãi từ cá giống…

Có thể bạn quan tâm

Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 16,9%/năm Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân 16,9%/năm

Tin từ Phòng NN&PTNT huyện Châu Đức cho biết, tính đến nay trên địa bàn huyện có 1.073ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tăng 443ha so với năm 2010.

15/06/2015
Nóng chất lượng con giống thủy sản Nóng chất lượng con giống thủy sản

Tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo, điều hành; đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất trên lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là trong tình trạng giá tôm xuống thấp, giá vật tư đầu vào cao, dẫn đến người nuôi tôm không có lãi; con giống kém chất lượng... là những vấn đề "nóng" người nuôi tôm đặt ra tại hội nghị giao ban nuôi trồng thuỷ sản được Sở NN&PTNT tổ chức tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) ngày 11/6.

15/06/2015
Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) kịp thời xử lý, ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi Thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) kịp thời xử lý, ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi

Ngày 11-5, ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại 2 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở phường Hải Hoà, TP Móng Cái (Quảng Ninh) với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là 3,16ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã lan rộng ra nhiều diện tích nuôi tôm khác, trong đó có Quảng Yên.

15/06/2015
Đã khống chế được dịch bệnh tại khu vực nuôi cá lồng biển ở Hải Minh Đã khống chế được dịch bệnh tại khu vực nuôi cá lồng biển ở Hải Minh

Sáng 13.6, ông Đinh Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: 10 ngày qua, sau khi tiếp nhận 600kg thuốc clorin do Chi cục Thú y tỉnh cấp để xử lý môi trường khu vực nuôi cá lồng biển ở Hải Minh Trong (tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng), đến nay, môi trường nước cơ bản đã được khử, tẩy; dịch bệnh khiến cá chết đã được khống chế.

15/06/2015
Xuất khẩu cua ghẹ 4 tháng đầu năm đạt gần 30 triệu USD Xuất khẩu cua ghẹ 4 tháng đầu năm đạt gần 30 triệu USD

Sau khi tăng mạnh vào các tháng cuối năm 2014, XK cua ghẹ của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2015 bắt đầu chững lại, đạt 28,46 triệu USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo XK sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm.

15/06/2015