Nuôi Cá Hồi Thiệt Hại Nặng Sau Lũ Quét Bản Khoang

Do suy giảm nguồn cung nên cá hồi tại thị trấn Sa Pa tăng giá khoảng 40-50 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân là do hai cơ sở nuôi và cung ứng cá hồi, cá tầm lớn nhất ở Sa Pa bị thiệt hại nặng trong trận lũ quét vừa qua.
Chị Nguyễn Thị Lan, chủ một nhà hàng lớn ở phố Cầu mây (thị trấn Sa Pa) cho biết, từ sau lũ quét xảy ra tại xã Bản Khoang, giá cá hồi nhập vào tăng từ 170- 180 nghìn đồng/kg tăng lên 210- 220 nghìn/kg, loại cá từ 1,2- 1,5 kg/con.
Không chỉ tăng giá, mà còn không mua được loại cá chất lượng cao của HTX Can Hồ A (xã Bản Khoang- Sa Pa), khan hiếm cá tầm và cá hồi của cơ sở Thịnh Mơ (tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa). Đây là hai trong số những cơ sở nuôi và cung ứng cá hồi, cá tầm chất lượng cao, sản lượng lớn nhất trên địa bàn huyện Sa Pa hiện nay.
Trận lũ quét dữ dội xảy ra đêm 4-9 vừa qua đã “xóa sổ” toàn bộ HTX cá nước lạnh Can Hồ A. Ông Nguyễn Cẩm Lũy, Chủ nhiệm HTX Can Hồ A cho biết: Lũ quét đã phá hủy 12/15 ao ươm giống và nuôi cá hồi thương phẩm, cuốn trôi bảy tấn cá tầm, 17 tấn cá hồi cùng toàn bộ số cám nuôi cá nhập khẩu từ Phần Lan và Pháp, tổng thiệt hại khoảng hơn 20 tỷ đồng.
Cũng tại xã Tả Phìn (Sa Pa), lũ quét đã tràn qua hệ thống ao nuôi cá hồi của cơ sở Thịnh Mơ, cuốn trôi ra suối Ngòi Đum hàng chục tấn cá thương phẩm.
Được biết, tại huyện Sa Pa hiện có trên 30 cơ sở nuôi cá hồi, cá tầm, với tổng sản lượng khoảng 150 tấn cá thương phẩm/năm.
HTX Can Hồ A và cơ sở Thịnh Mơ là hai địa chỉ cung cấp lượng cá hồi, cá tầm lớn của Sa Pa đã bị thiệt hại nặng do lũ quét. Chính vì vậy, nguồn cung ứng cá hồi và cá tầm cho các nhà hàng, khách sạn tại thị trấn Sa Pa suy giảm, khiến cá tăng giá mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Trong số các đề án chăn nuôi triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong nhiều năm qua thì Đề án phát triển đàn lợn nái Móng Cái thuần được đánh giá là một đề án thành công, bởi nó được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu thực tế tập quán chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ của nông thôn miền núi cũng như xu thế thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay.

Ngày 21-3, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định 619/QĐ-UBND về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh.

Giá tôm thẻ chân trắng không ổn định, xuống thấp như hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Cà Mau đang chuyển sang nuôi tôm sú truyền thống. Từ đó, diện tích nuôi tôm sú đang tăng trở lại sau một thời gian bị tôm thẻ chân trắng thống trị hơn 80% diện tích nuôi công nghiệp.

Năm 2014, tổng diện tích cây điều ở Bình Phước khoảng 135.000 ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 132.575 ha. Dự kiến năng suất gần 1tấn/ ha thì sản lượng điều của tỉnh đạt hơn 132 ngàn tấn. Từ một loại cây trồng chủ lực, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên đất Bình Phước.

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm. Tình trạng giá nghêu thịt xuống thấp làm cho các xã viên HTX nuôi nghêu thương phẩm Đất Mũi lâm vào tình cảnh lao đao.