Giá Đường Dần Hồi Phục, Lượng Đường Tồn Kho Giảm Dần

Ông Thái Văn Chuyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đường Biên Hòa (BHS), cho biết thời gian qua, nhiều nhà máy sản xuất đường trong nước gặp khó khăn vì cung vượt cầu vì vậy, lượng đường tồn kho của cả nước vẫn còn trên nửa triệu tấn.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, mức tiêu thụ đường của Công ty Cổ phần đường Biên Hòa có nhiều khả quan và tồn kho giảm dần.
10 tháng của năm 2014, lượng đường bán ra của công ty đạt khoảng 77.500 tấn, tăng gần 1.600 tấn so với năm 2013.
Có kết quả trên là do thời gian gần đây, giá đường có xu hướng ổn định, tăng nhẹ, với giá bán sỉ đường loại 50 kg/bao là hơn 15.000 đồng/kg; đường túi 0,5 kg/túi và 1 kg/túi là 18.000 đồng/kg; giá bán lẻ đường túi từ 19.000-20.000 đồng/kg.
Theo dự báo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, khả năng năm 2015, giá đường sẽ dần hồi phục.
Ông Chuyện cũng cho biết năm nay, giá đường duy trì ở mức thấp do tình trạng cung vượt cầu và nạn buôn lậu đường từ các nước lân cận. Mặt khác, hàng tồn kho cao làm tăng chi phí, giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường.
Riêng Công ty Cổ phần đường Biên Hòa nhờ chiến lược đúng đắn, công ty hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra năm 2014, với sản lượng sản xuất là 123.346 tấn, vượt 101% kế hoạch. Doanh thu thuần đạt 1.258 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 57,22 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ sản phẩm đường chiếm 99% doanh thu của toàn công ty.
Bên cạnh đó, công ty còn có nguồn thu từ nhiều hoạt động kinh doanh khác như sản xuất rượu, cho thuê kho bãi, bán mía giống.
Từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014, Công ty Cổ phần đương Biên Hòa đã đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 với các chỉ tiêu tăng gần gấp đôi so với năm 2014.
Cụ thể, sản lượng đường sản xuất đạt 180.476 tấn; sản lượng đường tiêu thụ 193.000 tấn, doanh thu thuần 2.840 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 93 tỷ đồng.
Để đạt mục tiêu trên, công ty sẽ cải tiến công tác điều hành, tái cấu trúc bộ máy, đẩy mạnh gia tăng thị phần. Đơn vị đầu tư giúp nông dân trồng mía, hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và bao tiêu đầu ra cho người trồng mía.
Có thể bạn quan tâm

Trong mấy năm gần đây, nhất là 6 tháng đầu năm nay ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, giá đầu vào liên tục tăng còn đầu ra thì bấp bênh, giá giảm...

Đến thời điểm này, nông dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã thu hoạch được gần 12.500ha lúa Thu đông, năng suất trung bình đạt 4,5 tấn/ha.

Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn (RAT) ấp Đai Tèn, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) thành lập năm 2010, có 56 thành viên tham gia, trên diện tích 12,5ha. THT chuyên canh tác các loại rau màu như: khổ qua, dưa leo, bầu, bí, ớt chỉ thiên… hàng năm đem về lợi nhuận cho các thành viên khoảng 200 triệu đồng/ha, từ đó đời sống kinh tế của các thành viên ngày càng ổn định.

Từ sau ngày hòa bình, nhiều gia đình ở vùng đồng bằng xã Hải Phú đã cơm đùm mắm muối phạt rừng tìm về K4 để khai phá. Ròng rã mấy chục năm bám trụ, cải tạo từng mét đất đầy đá sỏi, họ khắc trong mình niềm tin mãnh liệt rằng rồi đất sẽ hồi sinh… Và bây giờ đất K4 khắc nghiệt đã và đang mang lại những mùa no ấm. Dẫn chúng tôi thăm K4- được xem là vùng trọng điểm trồng cam ở Quảng Trị, ông Nguyễn Nhạc, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú cho biết: “Chính sự cần cù, nhẫn nại của những người nông dân ở vùng đồi K4 đã làm đất hồi sinh, cho quả ngọt lành. Anh nhìn đấy, toàn bộ khu triền đồi bên khe suối này giờ đã là bạt ngàn cây cam, đồi chè và nhiều loại cây ăn quả, hoa màu khác… Người lạc quan nhất cũng khó có thể tưởng tượng được giờ đây vùng đồi K4 đã trở nên trù phú thế này”.

Mới 28 tuổi nhưng anh Vũ Ngọc Tuyến ở thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng (Văn Yên - Yên Bái) đã là chủ của một cơ sở sản xuất nấm sò và mộc nhĩ. Vụ đông xuân năm 2012 - 2013, gia đình anh đã thu lãi trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.