Nuôi Cá Ghép Vịt Trong Ao Hồ

Chăn nuôi vịt kết hợp với thả cá là một tiến bộ mới trong SX theo mô hình kinh tế VAC. Sau 45 ngày ở ao, một con vịt đã thải vào nước khoảng 10kg phân vịt, chưa kể lượng thức ăn của vịt rơi vãi xuống nước. Hiệu quả làm tăng sản lượng cá do phân của 250 con vịt nuôi trên 1 ha ao hồ có thể SX được 8 tấn thịt vịt sống và thu được 3 tấn cá, chỉ nuôi bằng thức ăn vịt rơi vãi và phân vịt thải ra.
Hệ thống chăn nuôi lợn + vịt + cá và trồng lúa, trồng rau đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ở châu Á như Thái Lan, Trung Quốc đã có nhiều kinh nghiệm tổ chức SX theo mô hình này. Hệ thống kết hợp như vậy đã hỗ trợ lẫn nhau để SX ra một lượng protein cao hơn nhiều lần so với chăn nuôi trồng trọt riêng rẽ. Ao nuôi cá kết hợp nuôi vịt ngoài việc sử dụng phân bón vịt còn có tác dụng ăn nòng nọc, ếch nhái, côn trùng và ấu trùng của loài hại cá. Khi bơi lặn tìm mồi vịt đã góp phần làm giàu oxy cho các lớp bùn, thúc đẩy sự phân hủy và kích thích quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ bùn đáy vào nước ao. Tuy nhiên, cần thả vịt với mật độ thích hợp, nếu thả nhiều vịt trong diện tích ao nhỏ nước sẽ bị vấy bẩn, thải ra chất độc làm xấu chế độ khí trong ao, có thể làm chết cả cá và vịt.
Mật độ ghép chỉ nên thả 200 con vịt trên một ha ao cá, có độ sâu 1m nước, nếu nước ao nông hơn thì giảm bớt số vịt thả. Nên thả vịt con có 25 – 30 ngày tuổi vào ao cá giống để nuôi ghép. Có thể nuôi 3 – 4 lứa vịt con trong ao còn loài vịt thịt thì thả vào ao hồ nuôi cá thịt để đảm bảo an toàn cho cá.
Chuồng vịt làm trên mặt ao hồ kề với bờ, chuồng đơn giản: Đóng cọc tre xuống ao, trên nền chuồng ghép bằng phên tre để có thể rửa hàng ngày. Từ nền chuồng có cầu lên sàn, thức ăn dư thừa được rửa trôi xuống ao.
Đây là một mô hình kinh tế cho nhiều hiệu quả kinh tế trong SX tại huyện Anh Sơn, Nghệ An, Đảng bộ và nhân dân Anh Sơn đã và đang mở rộng mô hình tận mọi thôn bản trong toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt để ấp phải có vỏ sạch sẽ, không sần sùi, không có mầm vôi trên vỏ trứng, không có vết rạn nứt, những vết bẩn nhỏ do dính phấn hoặc đất phải chùi khô, hình dáng trứng cân đối, không được quá tròn, quá dài hoặc méo mó, trọng lượng trứng phải đạt tiêu chuẩn: vịt ta 62-58g, vịt Bắc Kinh 70-90g.

Vịt cỏ là một trong những giống vịt nuôi lâu đời nhất và phổ biến nhất ở nước ta. Vịt cỏ có nguồn gốc từ vịt trời được thuần hoá tự nhiên.

Bệnh giun chỉ ở vịt hay con gọi là bệnh u bướu vịt gây ra bởi Avioserpen Taiwana. Đây là một loại ký sinh trùng khu trú dưới da cổ, hầu, đùi… của vịt tạo thành các khối u. Chính điều này làm cho vịt chậm lớn, còi cọc do mất chất dinh dưỡng, đồng thời với những khối u to dưới hầu, cổ chèn ép làm vịt khó thở, khó tiêu hoá, các trường hợp nặng có thể dẫn đến chết. Bệnh thường gặp vào mùa hè, lưu hành ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Đài Loan…

Cá hô (Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép (Cyprinidae). Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt.

Sau đó cho vịt ăn giảm để cầm xác khoảng 1-2 tháng khi nào muốn cho vịt đẻ lại (lúc giá trứng cao hoặc giá thức ăn thấp, hoặc có đồng chăn thả) thì bổ sung khẩu phần tốt, vịt sẽ đẻ lại cùng lúc, tỷ lệ đẻ nâng dần lên. Điều này giúp lượng trứng sản xuất tập trung, thuận tiện cho việc chăm sóc bổ sung chất khi vịt đẻ trở lại, tiết kiệm chi phí trong giai đoạn vịt thay lông.