Nuôi Cá Chép Trên Ruộng Vụ Đông

Dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích ruộng thụt không thể trồng cây màu vụ đông..., mô hình nuôi cá chép trên ruộng ở xã Nhân Lý (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân nơi đây.
Tháng 10-2013, Trung tâm Thủy sản tỉnh phối hợp với UBND xã Nhân Lý triển khai mô hình nuôi cá chép vụ đông trên đất ruộng 2 vụ lúa, với diện tích 3,8 ha, gồm 70 hộ gia đình trên địa bàn 3 thôn Đồng Cọ, Chản và thôn Ba Hai tham gia. Qua 3 tháng triển khai thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân.
Trung tâm Thủy sản tỉnh đã hỗ trợ bà con về con giống, Chi cục Thủy sản tỉnh tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá. Kết quả bước đầu cho thấy, người nông dân có thu nhập cao và có thêm kinh nghiệm kỹ thuật nuôi cá, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, mô hình nuôi cá ruộng vụ đông có chi phí thấp, tốn ít công lao động, có khả năng diệt được mầm mống sâu bệnh, làm hoai mục gốc rạ, phục vụ cho sản xuất vụ xuân.
Ông Phạm Văn Thỉnh, thôn Chản cho biết, sau 3 tháng triển khai, đàn cá của gia đình phát triển tốt, từ 7 kg với 350 con cá giống ban đầu đến nay gia đình đã thu về hơn 50 kg cá, trung bình đạt từ 180 - 250 g/con. Thu hoạch xong cá trên ruộng, gia đình không bán luôn mà lấy đó làm cá giống để thả vào 2 sào ao của gia đình để nuôi tiếp.
Với giá cá giống trên thị trường hiện nay từ 60.000 - 70.000 đồng/kg như hiện nay thì hơn 1 sào cá chép trên ruộng cho gia đình thu lãi gần 3 triệu đồng. Vụ đông 2014, gia đình anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi và vận động bà con trong thôn cùng làm để dần hình thành nên vùng sản xuất hàng hóa.
Từ kết quả nuôi cá chép ruộng vụ đông 2014, xã Nhân Lý tiếp tục triển khai nhân rộng trong những vụ tiếp theo, phấn đấu mở rộng diện tích lên 10 ha ở 100% thôn, bản trên địa bàn xã, coi đây là một vụ sản xuất chính trong năm, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp người trồng mía có những thông tin về công tác chuẩn bị, tình hình giá cả, chính sách thu mua, cũng như những kế hoạch sản xuất trong vụ mía 2014-2015, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), xung quanh những vấn đề mà bà con nông dân quan tâm hiện nay.

Đi trên cánh đồng khóm Cầu Đúc ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vào những ngày này, nhìn đâu cũng thấy nụ cười của người trồng khóm. Ông Vu Suổi, Chủ nhiệm Hợp tác xã trồng khóm Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, cho biết: Giá khóm tại rẫy được các thương lái thu mua dao động từ 5.500-6.300 đồng/trái (loại hơn 1kg/trái). Đây là mức giá kỷ lục từ trước đến nay.

Với hơn 74 nghìn hecta diện tích gieo sạ hằng năm nhưng hiện giờ, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn chưa có được bản quyền của một loại giống lúa siêu nguyên chủng nào; trong khi Dự án hỗ trợ phát triển giống lúa thuần mới chất lượng cao (gọi tắt là Dự án) thì triển khai cầm chừng vì “khát” vốn!

Vụ hè thu này, nhiều hộ nông dân “bể bồ” lúa, khi ở Mộ Đức năng suất bình quân ước 64 tạ/ha, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành 63 tạ/ha…Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui chung thì nông dân một số địa phương cũng có những nỗi buồn riêng. Ấy là nhiều diện tích ruộng bị bỏ hoang vì thiếu nước hoặc sa bồi thủy phá do cơn lũ hồi giữa tháng 11.2013, nông dân “xé” quy trình kỹ thuật khiến kết quả sản xuất ở một số cánh đồng mẫu lớn (CĐML) không như mong đợi…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa theo dõi sát tình hình sản xuất, sản lượng...