Nuôi Cá Chép Trên Ruộng Vụ Đông

Dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích ruộng thụt không thể trồng cây màu vụ đông..., mô hình nuôi cá chép trên ruộng ở xã Nhân Lý (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân nơi đây.
Tháng 10-2013, Trung tâm Thủy sản tỉnh phối hợp với UBND xã Nhân Lý triển khai mô hình nuôi cá chép vụ đông trên đất ruộng 2 vụ lúa, với diện tích 3,8 ha, gồm 70 hộ gia đình trên địa bàn 3 thôn Đồng Cọ, Chản và thôn Ba Hai tham gia. Qua 3 tháng triển khai thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân.
Trung tâm Thủy sản tỉnh đã hỗ trợ bà con về con giống, Chi cục Thủy sản tỉnh tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá. Kết quả bước đầu cho thấy, người nông dân có thu nhập cao và có thêm kinh nghiệm kỹ thuật nuôi cá, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, mô hình nuôi cá ruộng vụ đông có chi phí thấp, tốn ít công lao động, có khả năng diệt được mầm mống sâu bệnh, làm hoai mục gốc rạ, phục vụ cho sản xuất vụ xuân.
Ông Phạm Văn Thỉnh, thôn Chản cho biết, sau 3 tháng triển khai, đàn cá của gia đình phát triển tốt, từ 7 kg với 350 con cá giống ban đầu đến nay gia đình đã thu về hơn 50 kg cá, trung bình đạt từ 180 - 250 g/con. Thu hoạch xong cá trên ruộng, gia đình không bán luôn mà lấy đó làm cá giống để thả vào 2 sào ao của gia đình để nuôi tiếp.
Với giá cá giống trên thị trường hiện nay từ 60.000 - 70.000 đồng/kg như hiện nay thì hơn 1 sào cá chép trên ruộng cho gia đình thu lãi gần 3 triệu đồng. Vụ đông 2014, gia đình anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi và vận động bà con trong thôn cùng làm để dần hình thành nên vùng sản xuất hàng hóa.
Từ kết quả nuôi cá chép ruộng vụ đông 2014, xã Nhân Lý tiếp tục triển khai nhân rộng trong những vụ tiếp theo, phấn đấu mở rộng diện tích lên 10 ha ở 100% thôn, bản trên địa bàn xã, coi đây là một vụ sản xuất chính trong năm, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Tại thôn Công Dồn (xã Zuôih, huyện Nam Giang, Quảng Nam), hơn 10 năm qua, hàng chục hộ dân nơi đây đã có biện pháp bảo vệ hàng ngàn cây ươi ở địa phương, nhằm tránh loài cây quý hiếm này bị hủy diệt.

Tin từ Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên cho biết, đơn vị này vừa nuôi trồng thử nghiệm thành công nấm Hoàng Bạch (tên khoa học là Pleurotus Cornucopiae - ảnh).

Hoa ngâu chính vụ năm nay ở Phù Mỹ (Bình Định) mất mùa nhưng giá bán cao hơn so cùng vụ năm ngoái. “Nguyên nhân ngâu mất mùa là do nắng nóng kéo dài, ngâu héo hoa, không nở hạt; sản lượng giảm”- ông Nguyễn Văn Thu, thôn Diêm Tiêu, Thị trấn (TT) Phù Mỹ, nhiều năm gắn bó cây ngâu cho biết.

Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2012, lượng tồn dư mặt hàng đường trong nước khoảng trên 70.000 tấn, muối cũng tồn một lượng tương đương. Nguy cơ dư thừa nguồn hàng đang trở thành nỗi lo cần giải quyết.

Anh Đặng Chí Linh là Bí thư Chi đoàn ấp Lung Ngang, xã Tam Giang, huyện Năm Căn (Cà Mau). Linh được đánh giá là Bí thư chi đoàn luôn luôn đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, trong đó, tiêu biểu là mô hình trồng điều trên đất nuôi tôm.