Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi cá chạch đồng trong ao hướng mới trong phát triển thủy sản

Nuôi cá chạch đồng trong ao hướng mới trong phát triển thủy sản
Ngày đăng: 30/07/2015

Ông Thái Tuấn Anh, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Thủy sản cho biết: Trên thị trường hiện nay, 1kg cá chạch thương phẩm có giá bán dao động từ 100.000 – 120.000 đồng, theo tính toán, nếu nuôi thả đúng kỹ thuật mỗi héc ta ao nuôi sẽ cho thu hoạch hơn 6 tấn cá chạch thương phẩm, trừ chi phí cho thu lãi từ 400 – 500 triệu đồng. Có giá trị như vậy, nhưng hiện nay, cá chạch trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên, hoặc được nuôi với phương thức nhỏ lẻ, manh mún, nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, mô hình triển khai không chỉ khai thác tối đa tiềm năng về diện tích mặt nước, nguồn thức ăn sẵn có và lao động tại địa phương, góp phần chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, mà còn mở hướng phát triển kinh tế mới cho các hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh.

Mô hình được triển khai tại 3 hộ thuộc xã Thanh Luông (huyện Điện Biên) và 1 hộ thuộc phường Him Lam (TP. Điện Biên Phủ) với số lượng 150.000 con giống/tổng diện tích 5.000m2 ao. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 50% kinh phí mua con giống, thức ăn và tập huấn kỹ thuật nuôi cá chạch đồng trong ao. Cá chạch đồng là đối tượng nuôi mới đưa vào thí điểm, bởi vậy để mô hình đạt hiệu quả cao, các hộ dân tham gia được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chi tiết từ khâu chuẩn bị ao nuôi đến khi thu hoạch.

Theo đó, ao nuôi cần đáp ứng được các điều kiện như: gần nguồn nước sạch, không ô nhiễm để chủ động cấp nước sạch khi cần thiết, có lớp bùn dày từ 0,15 – 0,2m, khi nuôi nên thả bèo tây 1/3 mặt ao để tạo chỗ trú ẩn cho cá tránh nóng, tránh rét và làm sạch môi trường nước. Cá giống ban đầu có trọng lượng từ 1,5 – 2g/con, mật độ thả từ 10 – 15 kg/100m2 ao. Cá chạch là loài ăn tạp, có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như: cám ngô, cám gạo, nhộng tằm, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn công nghiệp, cá tạp, ốc xay… Với tập tính chui rúc vào ban ngày và ăn chủ yếu vào ban đêm, vì thế, nên cho cá ăn vào chiều tối nhiều hơn. Định kỳ hàng tháng bón phân chuồng, phân xanh từ 25 – 30 kg/100m2 ao, tạo thức ăn tự nhiên cho cá, phân phải được ủ hoai với 1% vôi bột. Khoảng 20 – 30 ngày phải thay 30 – 50% lượng nước trong ao.

Theo ông Thái Tuấn Anh, tuy chạch ít bệnh hơn lươn, nhưng nuôi với mật độ quá cao hoặc để nước ô nhiễm nhiều ngày thì chạch rất dễ mắc các bệnh như nấm, nhiễm trùng do vi khuẩn. Vì vậy, người dân cần kiểm tra thường xuyên, phát hiện dịch bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời. Nếu nuôi thả tốt, đúng kỹ thuật, sau 5 – 6 tháng nuôi cá chạch thương phẩm đạt trọng lượng 25 – 40 con/kg có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ.

Ông Nguyễn Thế Nghi, Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Thanh Luông - một trong những người tham gia mô hình cho biết: Trước đây, tôi nuôi thả chủ yếu các loại cá truyền thống như: trắm cỏ, chép, rô phi… Những năm gần đây với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân thì việc bổ sung đối tượng nuôi mới, đa dạng nguồn hàng hóa thương phẩm là điều rất cần thiết. Khi biết Trung tâm Thủy sản triển khai mô hình nuôi cá chạch đồng trong ao, tôi mạnh dạn đăng ký tham gia với diện tích 1.500m2 ao, thả 45.000 con giống. Do đây là giống mới, chưa có kinh nghiệm nên tôi tuân thủ đúng kỹ thuật nuôi theo hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Thủy sản. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi, tôi có thể nuôi ghép thêm một số đối tượng thủy sản khác như cua, cá trắm đen, cá chép để tận dụng thức ăn dư thừa và tăng hiệu suất sử dụng trên cùng một diện tích ao nuôi. Từ đó, tăng nguồn thu nhập cho gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Hội Nghị Toàn Cầu Về Thú Y Thủy Sản Hội Nghị Toàn Cầu Về Thú Y Thủy Sản

Hội nghị toàn cầu lần thứ 3 về thú y, thủy sản diễn ra sáng nay (20/1) tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổ chức Thú y thế giới (OIE) phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 200 đại biểu của 87 nước thành viên thuộc Tổ chức Thú y thế giới đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.

21/01/2015
Thừa Thiên Huế Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Thừa Thiên Huế Hướng Đi Mới Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô có nhiều tiềm năng lớn trong việc nuôi tôm chân trắng. Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm, mới đây UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc cho phép nuôi tôm chân trắng ở khu vực này. Đây là cơ hội thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

21/01/2015
Vũ Ðoài (Thái Bình) Nuôi Cá Lồng Trên Sông Hồng Vũ Ðoài (Thái Bình) Nuôi Cá Lồng Trên Sông Hồng

Mô hình nuôi cá lồng trên sông là phương thức chăn nuôi mới, cho giá trị và hiệu quả kinh tế cao được xã Vũ Ðoài (Vũ Thư - Thái Bình) chú trọng phát triển từ năm 2012. Vũ Ðoài có sông Hồng chảy qua, với đặc tính nước ngọt, lợ rất phù hợp và thuận lợi cho việc nuôi cá lồng, chủ yếu là giống cá diêu hồng, cá lăng và cá chép V1.

21/01/2015
Nguy Cơ Cạn Kiệt Nguồn Thủy Sản Nguy Cơ Cạn Kiệt Nguồn Thủy Sản

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: “Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện là một cách khai thác phản khoa học, phá hủy sinh cảnh lâu dài, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản. Hệ quả của việc đánh bắt đó là phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường thủy sinh”.

21/01/2015
Lại Nuôi Vịt Trong Hồ Dầu Tiếng Lại Nuôi Vịt Trong Hồ Dầu Tiếng

Việc nuôi vịt trong hồ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì nước trong hồ Dầu Tiếng không chỉ dùng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn nước tiêu dùng cho TP.Tây Ninh và một phần TP.Hồ Chí Minh.

21/01/2015