Nuôi cá bống tượng vừa dễ lại cho hiệu quả cao

Ông Lê Văn Nô, ở xã Tân Thành, thành phố Cà Mau - người có kinh nghiệm nuôi cá bống tượng nhiều năm cho biết:
Trước đây, thấy nhiều người nuôi cá bống tượng có hiệu quả kinh tế khá cao nên ông quyết tâm tìm hiểu và nghiên cứu về kỹ thuật qua báo đài, các lớp tập huấn, hội thảo, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi về kỹ thuật nuôi loài thủy sản này.
Đến giữa năm 2011, gia đình đã cải tạo gần 1.000 m2 ao để thả nuôi 1.500 con cá bống tượng giống.
Sau vụ thu hoạch đầu tiên, thu lãi khoảng 40 triệu đồng.
Thấy nuôi cá bống tượng đạt hiệu quả kinh tế cao nên ông Nô rất phấn khởi và duy trì mô hình nuôi cá bống tượng qua nhiều năm.
Hiện, trong ao ông thả nuôi khoảng 2.000 con cá bống tượng giống được gần 11 tháng tuổi.
Qua kiểm tra, cá đạt trọng lượng bình quân 200 - 300 g/con.
Nếu chăm sóc tốt, đến lúc thu hoạch, cá sẽ đạt trọng lượng 500 - 700 g/con.
Với giá cá thương phẩm cao như hiện nay (khoảng 160.000 - 250.000 đồng/kg tùy loại), sau khi trừ hao hụt khoảng 30% và chí phí đầu tư, ông sẽ thu lời hơn 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với Trà Bồng, huyện Tây Trà cũng được biết đến là vùng đất của cây quế. Song, tại mảnh đất này, còn có một loại cây trồng khác cũng đã gắn bó lâu đời với đồng bào Cor. Đó là cây chè xanh ở vùng núi cao phía bắc đỉnh núi Cà Đam. Đây là ngọn núi cao nhất Quảng Ngãi, thuộc thôn Trà Vân, xã Trà Nham.

Mô hình được triển khai trên diện tích 5ha tại 3 bản: Pa Ham 1, Pa Ham 2 và Mường Anh với sự tham gia của 90 hộ dân, tổng kinh phí gần 60 triệu đồng. Tham gia mô hình, các hộ dân được hỗ trợ toàn bộ về giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV.

Được biết, Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười là vùng khóm chuyên canh của tỉnh Tiền Giang, với diện tích trên 15.000 ha, sản lượng trên 200.000 tấn trái/năm. Cây khóm đã nhiều năm bén rễ trên vùng đất nhiễm phèn, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và chế biến XK.

Là người đã gắn bó gần 40 năm với cánh đồng Mường Thanh, nên ông Nguyễn Xuân Biền, Giám đốc Công ty TNHH giống nông nghiệp Trường Hương, đội 5 xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) hiểu rõ đặc tính của từng giống lúa.

Nhằm đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu thu hoạch, những năm qua tỉnh ta đã ban hành chính sách hỗ trợ 20% giá trị mua máy gặt đập liên hợp cho các tập thể, cá nhân. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh đã có 4.987 máy gặt, trong đó có 501 máy gặt đập liên hợp.