Nuôi cá bống tượng vừa dễ lại cho hiệu quả cao

Ông Lê Văn Nô, ở xã Tân Thành, thành phố Cà Mau - người có kinh nghiệm nuôi cá bống tượng nhiều năm cho biết: Trước đây, thấy nhiều người nuôi cá bống tượng có hiệu quả kinh tế khá cao nên ông quyết tâm tìm hiểu và nghiên cứu về kỹ thuật qua báo đài, các lớp tập huấn, hội thảo, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi về kỹ thuật nuôi loài thủy sản này.
Cá bống tượng dễ nuôi, cho hiệu quả cao
Đến giữa năm 2011, gia đình đã cải tạo gần 1.000 m2 ao để thả nuôi 1.500 con cá bống tượng giống.
Sau vụ thu hoạch đầu tiên, thu lãi khoảng 40 triệu đồng.
Thấy nuôi cá bống tượng đạt hiệu quả kinh tế cao nên ông Nô rất phấn khởi và duy trì mô hình nuôi cá bống tượng qua nhiều năm.
Hiện, trong ao ông thả nuôi khoảng 2.000 con cá bống tượng giống được gần 11 tháng tuổi.
Qua kiểm tra, cá đạt trọng lượng bình quân 200 - 300 g/con.
Nếu chăm sóc tốt, đến lúc thu hoạch, cá sẽ đạt trọng lượng 500 - 700 g/con.
Với giá cá thương phẩm cao như hiện nay (khoảng 160.000 - 250.000 đồng/kg tùy loại), sau khi trừ hao hụt khoảng 30% và chí phí đầu tư, ông sẽ thu lời hơn 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2010, qua tìm hiểu anh Lê Đức Anh – thị trấn Tân Minh (Hàm Tân - Bình Thuận) biết giống ếch Thái Lan dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều diện tích cao su ở xã Thuận Hạnh, huyện Đác Song đã 10 năm tuổi mà thân cây chỉ bằng cổ tay, không cho mủ nên bị người dân chặt bỏ hoặc bỏ hoang.

Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.

Những ngày này, thị trấn Cao Thượng tràn ngập sắc đỏ đặc trưng của vải sớm Tân Yên. Dọc đường vào xã Phúc Hoà (nơi có diện tích vải sớm lớn nhất huyện, khoảng 350 ha) có hàng chục điểm cân vải. Nông dân chở vải từ các xã Phúc Hoà, Liên Sơn, Cao Thượng, Hợp Đức, Tân Trung…

Ông Trịnh Minh Tấn (SN 1950, ngụ tổ 7, ấp Bàu Sen, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, Tây Ninh) hiện đang nuôi 50 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng. Đây là mô hình chăn nuôi mới ở huyện Châu Thành đem lại thu nhập khá. Theo ông Tấn, bồ câu là giống sinh sản nhanh (ấp 18 ngày là trứng nở), ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế lại cao.