Nuôi bò lai hướng thịt năng suất cao

Bê lai của gia đình anh Lê Văn Tâm, thôn Dĩnh Nội, xã Tân Hưng được 2 tháng tuổi.
Đây là giống bò siêu thịt có nguồn gốc từ nước Bỉ, bò khỏe mạnh, năng suất cao; mức tăng trọng bình quân 30 kg/tháng, con trưởng thành nặng 1,1 - 1,25 tấn;
Tỷ lệ thịt xẻ đạt 66%, thịt thơm, ngon. Mô hình nhằm góp phần làm thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả thấp sang áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất theo hướng bền vững.
Ngay khi có chương trình hỗ trợ, lãnh đạo UBND xã xác định đây là cách làm mới tạo sự đột phá trong chăn nuôi nên đã tích cực triển khai tới nhân dân. Nhờ sự tư vấn và hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật về cách nuôi, hộ anh Lê Văn Tâm, thôn Dĩnh Nội mạnh dạn tiên phong.
Anh Tâm nói: "Khi sinh ra bê nặng 32kg, khỏe mạnh, phàm ăn, nguồn thức ăn cho chúng giống như thức ăn cho bò bản địa.
Sau 2 tháng nuôi đến nay bò đã đạt 104kg, dự kiến khi được 5 - 6 tháng tuổi sẽ xuất bán". Cũng lai tạo giống bò này, gia đình chị Vũ Thị Ngân, thôn Tân Thành vừa được bán con bê lai 4 tháng tuổi, thu lãi 15 triệu đồng.
Thực tế cho thấy, bò lai F1 B.B.B thích nghi cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của tỉnh. Với những thuận lợi bước đầu, dự kiến năm 2016 Trung tâm sẽ đăng ký dự án xây dựng mô hình chăn nuôi chất lượng cao và lai tạo giống để nhân rộng.
Theo khuyến cáo của ông Nguyễn Viết Thắng, Trưởng phòng Chăn nuôi (Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh), người dân nên trồng những giống cỏ năng suất cao để làm thức ăn thường xuyên và dự trữ cho bò; bảo đảm nguồn thức ăn, nước uống hợp vệ sinh, chú ý phòng bệnh.
Các hộ chăn nuôi có thể lai tạo giống bằng tinh bò B.B.B với bò cái lai zêbu đủ tiêu chuẩn tham gia phối giống.
Có thể bạn quan tâm

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.

Câu chuyện bắt đầu khi xã Vạn Ninh cùng với các địa phương khác trong huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi động phong trào xây dựng nông thôn mới. Với địa hình bán sơn địa có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, xã Vạn Ninh khuyến khích nhân dân tập trung vào các mô hình kinh tế trang trại với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó định hướng đến vấn đề quy hoạch tập trung, thân thiện với môi trường và xa khu dân cư.

Thời gian gần đây, giá cây tràm ở vùng ĐBSCL liên tục giảm khiến người trồng tràm lao đao. Trước thực trạng đó, nhiều chủ rừng đã ồ ạt chặt bỏ tràm chuyển sang trồng lúa.