Nuôi Bò, Giúp Thoát Nghèo Hiệu Quả

Ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự hiện có trên 70 hộ nuôi bò với gần 500 con bò các loại. Những năm gần đây, người dân đã biết chú trọng nâng cao chất lượng đàn bò, đưa giống bò lai vào nuôi thay thế đàn bò truyền thống và bước đầu đem lại hiệu quả cao.
Anh Nguyễn Văn Quấn ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B thực hiện mô hình nuôi bò thịt vỗ béo. Từ nhiều năm nay, mỗi năm gia đình anh Quấn nuôi được 3 lứa bò, mỗi lứa từ 5 - 6 con bò thịt, thời gian từ khi nuôi đến lúc xuất chuồng khoảng 3 - 5 tháng. Mỗi con bò khi mua về nuôi có trọng lượng từ 60 - 70kg, với giá 10 - 12 triệu đồng/con, khi bán ra được 27- 30 triệu đồng/con. Như vậy, trừ khoản chi phí, tính ra mỗi năm gia đình anh Quấn thu về 50- 60 triệu đồng tiền lãi.
Để lấy thức ăn cho đàn bò, gia đình anh Quấn trồng thêm cỏ voi và tận dụng các phụ phẩm từ nông nghiệp như: cây bắp, rau muống... Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò thịt đem lại hiệu quả, anh Quấn cho biết: “Chuồng trại phải kiên cố, nền láng xi măng, máng ăn sạch sẽ để bảo đảm vệ sinh và phải tiêm phòng đầy đủ”.
Khác với mô hình vỗ béo bò thịt, anh Võ Văn Huân ở ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B nuôi 3 con bò đẻ, một năm anh thu được lợi nhuận khoảng 15 - 20 triệu đồng/con.
Từ nguồn thu nhập nuôi bò kết hợp với nuôi gà, trồng trọt nên kinh tế của gia đình anh Quấn, anh Huân và nhiều hộ dân ấp Phú Trung đã ổn định, nhờ đó các gia đình có điều kiện lo cho con ăn học, xây dựng nhà cửa khang trang, cuộc sống của người dân được nâng lên đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Công nghiệp ưu tiên Úc - ông Willem Westra Van Holthe cho biết, Bắc Úc hiện là nguồn xuất khẩu trâu duy nhất ở nước này và nhà chức trách bang rất nỗ lực xây dựng mối quan hệ với các đối tác phía Bắc để thúc đẩy kinh doanh.

Trong sản xuất lúa gạo hiện nay, Đồng Tháp chọn hướng đi mới là áp dụng mô hình “cánh đồng liên kết”. Với lựa chọn này, địa phương mong muốn gắn kết chặt chẽ nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu hơn là quan tâm đến quy mô sản xuất lớn hay nhỏ.

Tuy chỉ cách quốc lộ 20 vài cây số, nhưng đường vào vườn bưởi của ông Phạm Trí Việt ở ấp 94, xã Túc Trưng (huyện Định Quán, Đồng Nai) lại khá vất vả vì chỉ có con đường mòn đầy sỏi đá, lên dốc xuống đèo.

Khoảng 2.200 hộ nông dân nghèo tại tỉnh Trà Vinh sẽ được hỗ trợ để thoát nghèo thông qua dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp”.

Thời gian gần đây, nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) phá bỏ cây cà phê, chuyển sang trồng sắn, tiêu, cao su. Điều đáng nói là khi giá nông sản xuống thấp, nông dân đã vội bỏ cây trồng này để chạy theo cây trồng khác chỉ vì lợi nhuận trước mắt chứ không quan tâm đến định hướng quy hoạch lâu dài của địa phương.