Nuôi Bò, Giúp Thoát Nghèo Hiệu Quả

Ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự hiện có trên 70 hộ nuôi bò với gần 500 con bò các loại. Những năm gần đây, người dân đã biết chú trọng nâng cao chất lượng đàn bò, đưa giống bò lai vào nuôi thay thế đàn bò truyền thống và bước đầu đem lại hiệu quả cao.
Anh Nguyễn Văn Quấn ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B thực hiện mô hình nuôi bò thịt vỗ béo. Từ nhiều năm nay, mỗi năm gia đình anh Quấn nuôi được 3 lứa bò, mỗi lứa từ 5 - 6 con bò thịt, thời gian từ khi nuôi đến lúc xuất chuồng khoảng 3 - 5 tháng. Mỗi con bò khi mua về nuôi có trọng lượng từ 60 - 70kg, với giá 10 - 12 triệu đồng/con, khi bán ra được 27- 30 triệu đồng/con. Như vậy, trừ khoản chi phí, tính ra mỗi năm gia đình anh Quấn thu về 50- 60 triệu đồng tiền lãi.
Để lấy thức ăn cho đàn bò, gia đình anh Quấn trồng thêm cỏ voi và tận dụng các phụ phẩm từ nông nghiệp như: cây bắp, rau muống... Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò thịt đem lại hiệu quả, anh Quấn cho biết: “Chuồng trại phải kiên cố, nền láng xi măng, máng ăn sạch sẽ để bảo đảm vệ sinh và phải tiêm phòng đầy đủ”.
Khác với mô hình vỗ béo bò thịt, anh Võ Văn Huân ở ấp Phú Trung, xã Phú Thuận B nuôi 3 con bò đẻ, một năm anh thu được lợi nhuận khoảng 15 - 20 triệu đồng/con.
Từ nguồn thu nhập nuôi bò kết hợp với nuôi gà, trồng trọt nên kinh tế của gia đình anh Quấn, anh Huân và nhiều hộ dân ấp Phú Trung đã ổn định, nhờ đó các gia đình có điều kiện lo cho con ăn học, xây dựng nhà cửa khang trang, cuộc sống của người dân được nâng lên đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo, dong riềng từ nhiều năm qua đã được chính quyền tỉnh Bắc Kạn coi là cây trồng chủ lực. Nhưng chính sự phát triển ồ ạt đã biến cây này thành gánh nặng nợ nần cho nông dân.

Ông Hoàng cho biết thêm, kể từ ngày 25-8-2014 các doanh nghiệp và cá nhân được vay vốn tới 70% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với thời hạn vay vốn 11 năm và lãi suất phải trả chỉ từ 1% đến 3%/năm, phần còn lại do ngân sách nhà nước cấp bù. Nghị định này được coi là “ cú hích” tháo gỡ những khó khăn cho ngư dân trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giúp ngư dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế biển theo chủ trương của Chính phủ.

Từ thực tiễn sản xuất theo hướng trang trại tổng hợp của một số hộ dân trên địa bàn, huyện Quang Bình (Hà Giang) đã phát động phong trào cải tạo vườn đồi, phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân gắn với xây dựng nông thôn mới.

Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh Lạng Sơn trồng trên 14.000ha ngô, tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Cao Lộc, Hữu Lũng, Lộc Bình, Đình Lập…Các giống ngô được người dân lựa chọn trồng cho năng suất cao như ngô lai giống 999, 9698, C919, K54. Năng suất bình quân toàn tỉnh ước đạt từ 45 – 50 tạ/ha.

Mấy năm gần đây, nông dân ở các tỉnh ĐBSCL phấn khởi vì trồng khoai môn sáp cho thu nhập cao. Anh Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tại khu vực Thạnh Phú, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) trồng 10.000m2 khoai môn sắp thu hoạch cho biết: Khoai môn sáp cho củ to (từ 1,5 – 2 kg/củ), chất lượng thơm ngon là mặt hàng XK có giá ổn định. Khoai môn sáp rất dễ chăm sóc, ít phân bón, trồng được quanh năm.