Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn

Đối với lợn con theo mẹ: lợn con đang bú mẹ ít có nhu cầu nước uống, lượng nước nhu cầu tối thiểu đã được cung cấp qua sữa, vì nước chiếm 90% trong sữa. Trung bình lượng nước tiêu thụ ở lợn con theo mẹ là 46 ml nước uống/ngày/lợn con (trong 4 ngày đầu). Sau tuần đầu lợn con đã bắt đầu tập ăn, vì vậy rất cần cung cấp đủ nước.
Lợn con bú mẹ nuôi trong chuồng có sưởi ở nhiệt độ 28 - 320C, nhu cầu nước tăng 4 lần so với lợn bú mẹ ở chuồng có nhiệt độ 200C (nhiệt độ tăng thì nhu cầu nước tiêu thụ tăng).
Đối với lợn con cai sữa: Trong giai đoạn đầu, khoảng 5 ngày sau cai sữa lượng nước tiêu thụ dao động ít phụ thuộc vào tình trạng sinh lý và ít liên quan tới sự tăng trọng cơ thể. Lượng nước tiêu thụ trong 3 - 6 tuần đầu sau cai sữa là: 0,49; 0,89; 1,46 lít/ngày/con và liên quan tỷ lệ với lượng thức ăn tiêu thụ.
Đối với lợn nuôi thịt: Với lợn choai, lượng nước tiêu thụ có mối tương quan thuận với lượng thức ăn ăn vào và trọng lượng cơ thể. Nhu cầu nước tối thiểu cho lợn có trọng lượng từ 25 - 90kg là 2,5 lít nước/kg thức ăn tiêu thụ. Song, với cách cho ăn khác nhau thì lượng nước tiêu thụ cũng khác nhau, nếu cho ăn tự do, lượng nước tiêu thụ là 2,5 lít/kg thức ăn, trong khi cho ăn hạn chế lượng nước cần thiết tối thiểu là 3,7 lít/kg thức ăn tiêu thụ.
Đối với lợn nái chửa: Nhu cầu nước uống ở lợn nái chửa tăng theo lượng thức ăn ăn vào, trung bình lợn nái khô (nái không chửa) tiêu thụ 11,5 lít/ngày, lợn nái chửa giai đoạn cuối tiêu thụ khoảng 20 lít/ngày.
Đối với lợn nái nuôi con: Lợn nái nuôi con cần nhiều nước không chỉ để trao đổi chất như các lứa tuổi khác mà còn để bù đắp số lượng 8 - 16 kg sữa tiết mỗi ngày. Nhu cầu tối thiểu lợn nái nuôi con cần từ 12 - 40 lít nước/ngày, trung bình 18 - 25 lít nước/ngày.
Đối với lợn đực giống: Nhu cầu tối thiểu lượng nước tiêu thụ ở lợn đực giống cần từ 20 - 25 lít/ngày/con.
Ngoài nước dùng cho ăn, uống, chăn nuôi lợn cần 1 lượng nước rất lớn để tắm rửa và vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi... với trung bình 50 lít/con/ngày đối với lợn trưởng thành.
Một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay đó là chất lượng nước sử dụng trong chăn nuôi, bởi nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như năng suất chăn nuôi. Yêu cầu nước mát, sạch, không chứa khoáng độc, vi sinh vật có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn (phèn sắt, phèn nhôm) sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của lợn, pH thích hợp là từ 6,8 – 7,2, nếu quá kiềm (pH > 8) hay quá axit (pH < 6) thì đều có hại.
Từ những vấn đề trên, có thể thấy chất lượng nước tốt, an toàn khi sử dụng trong chăn nuôi là vấn đề quan trọng.Vì vậy, nếu có bất cứ sự nghi ngờ nào về chất lượng nước cần phải lấy mẫu nước kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình tôm chết trên diện rộng và chưa có giải pháp khắc phục như hiện nay, nông dân ở nhiều nơi đã bắt đầu phát triển mô hình nuôi cua trên đất tôm để thay dần cho con tôm sú.

Với mục tiêu thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, nhân rộng giống cá đặc sản trên địa bàn, gần đây tỉnh ta đã đầu tư nhiều chương trình dự án nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân..

Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang vừa tổ chức xét duyệt đề tài “Tuyển chọn giống cá thát lát còm bố mẹ bằng nguồn tự nhiên nhiều nơi khác nhau” do ông Phan Quốc Thứ, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang làm chủ nhiệm.

Vụ mùa năm 2013, huyện Ý Yên xây dựng kế hoạch gieo trồng 13.650ha lúa, 330ha lạc hè thu, rau màu và cây trồng khác 450ha. Để tránh xảy ra hiện tượng bị úng, hạn làm ảnh hưởng đến sản xuất và cây trồng trong vụ mùa, huyện Ý Yên đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị trên địa bàn chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ.

Nuôi tôm không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn phải bền vững - đó chính là mục tiêu đặt ra cho vụ tôm 2013 của tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương đang tập trung phát triển nuôi tôm thâm canh công nghệ cao trên cát, đồng thời chú trọng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho tôm.