Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn

Nước và nhu cầu về nước trong chăn nuôi lợn
Ngày đăng: 18/08/2015

Đối với lợn con theo mẹ: lợn con đang bú mẹ ít có nhu cầu nước uống, lượng nước nhu cầu tối thiểu đã được cung cấp qua sữa, vì nước chiếm 90% trong sữa. Trung bình lượng nước tiêu thụ ở lợn con theo mẹ là 46 ml nước uống/ngày/lợn con (trong 4 ngày đầu). Sau tuần đầu lợn con đã bắt đầu tập ăn, vì vậy rất cần cung cấp đủ nước.

Lợn con bú mẹ nuôi trong chuồng có sưởi ở nhiệt độ 28 - 320C, nhu cầu nước tăng 4 lần so với lợn bú mẹ ở chuồng có nhiệt độ 200C (nhiệt độ tăng thì nhu cầu nước tiêu thụ tăng).

Đối với lợn con cai sữa: Trong giai đoạn đầu, khoảng 5 ngày sau cai sữa lượng nước tiêu thụ dao động ít phụ thuộc vào tình trạng sinh lý và ít liên quan tới sự tăng trọng cơ thể. Lượng nước tiêu thụ trong 3 - 6 tuần đầu sau cai sữa là: 0,49; 0,89; 1,46 lít/ngày/con và liên quan tỷ lệ với lượng thức ăn tiêu thụ.

Đối với lợn nuôi thịt: Với lợn choai, lượng nước tiêu thụ có mối tương quan thuận với lượng thức ăn ăn vào và trọng lượng cơ thể. Nhu cầu nước tối thiểu cho lợn có trọng lượng từ 25 - 90kg là 2,5 lít nước/kg thức ăn tiêu thụ. Song, với cách cho ăn khác nhau thì lượng nước tiêu thụ cũng khác nhau, nếu cho ăn tự do, lượng nước tiêu thụ là 2,5 lít/kg thức ăn, trong khi cho ăn hạn chế lượng nước cần thiết tối thiểu là 3,7 lít/kg thức ăn tiêu thụ.

Đối với lợn nái chửa: Nhu cầu nước uống ở lợn nái chửa tăng theo lượng thức ăn ăn vào, trung bình lợn nái khô (nái không chửa) tiêu thụ 11,5 lít/ngày, lợn nái chửa giai đoạn cuối tiêu thụ khoảng 20 lít/ngày.

Đối với lợn nái nuôi con: Lợn nái nuôi con cần nhiều nước không chỉ để trao đổi chất như các lứa tuổi khác mà còn để bù đắp số lượng 8 - 16 kg sữa tiết mỗi ngày. Nhu cầu tối thiểu lợn nái nuôi con cần từ 12 - 40 lít nước/ngày, trung bình 18 - 25 lít nước/ngày.

Đối với lợn đực giống: Nhu cầu tối thiểu lượng nước tiêu thụ ở lợn đực giống cần từ 20 - 25 lít/ngày/con.

Ngoài nước dùng cho ăn, uống, chăn nuôi lợn cần 1 lượng nước rất lớn để tắm rửa và vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi... với trung bình 50 lít/con/ngày đối với lợn trưởng thành.

Một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay đó là chất lượng nước sử dụng trong chăn nuôi, bởi nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như năng suất chăn nuôi. Yêu cầu nước mát, sạch, không chứa khoáng độc, vi sinh vật có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn (phèn sắt, phèn nhôm) sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của lợn, pH thích hợp là từ 6,8 – 7,2, nếu quá kiềm (pH > 8) hay quá axit (pH < 6) thì đều có hại.

Từ những vấn đề trên, có thể thấy chất lượng nước tốt, an toàn khi sử dụng trong chăn nuôi là vấn đề quan trọng.Vì vậy, nếu có bất cứ sự nghi ngờ nào về chất lượng nước cần phải lấy mẫu nước kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Lợi Nhuận Từ Trồng Bí Đỏ Lợi Nhuận Từ Trồng Bí Đỏ

Gần đây, bí đỏ đã trở thành cây trồng hàng hóa khá quen thuộc với người dân tại nhiều làng quê Dak Lak, mang lại nguồn thu nhập khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.

25/03/2014
Cá Chết Trắng Hồ Nước Trong Ở Quảng Ngãi Cá Chết Trắng Hồ Nước Trong Ở Quảng Ngãi

Bên cạnh đó, các bãi khai thác vàng sa khoáng của người dân cũng không sử dụng các hóa chất để xử lý gây cá chết. Vì vậy, ngành này đã lấy mẫu nước, cá chết đến cơ quan chuyên môn xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

24/02/2014
Mạnh Dạn Ứng Dụng Mạnh Dạn Ứng Dụng

“Tôi học mía đường ở Philippines, trước khi về nước học lóm bên lúa. Khi về nước làm cây lúa trước, bây giờ quay lại cây mía hơi trễ”, ông nhấp ngụm nước, cười nói hào sảng.

25/03/2014
Nuôi Hàu Thiếu Quy Hoạch Đe Dọa Vịnh Lăng Cô Nuôi Hàu Thiếu Quy Hoạch Đe Dọa Vịnh Lăng Cô

Vịnh Lăng Cô (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế), một trong những vịnh đẹp thế giới vừa giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm vì khói bụi từ các lò vôi hàu, nay đứng trước nỗi lo khác là mất dần vẻ đẹp và có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước vì tình trạng nuôi hàu ồ ạt, không có quy hoạch.

24/02/2014
Sau Tết, Người Chăn Nuôi Vẫn Chưa “Dám” Tái Đàn Sau Tết, Người Chăn Nuôi Vẫn Chưa “Dám” Tái Đàn

Thời gian trước và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, giá thịt gia súc gia cầm không có sự tăng đột biến được xem là tín hiệu vui cho công tác nỗ lực bình ổn giá của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, bước vào vụ sản xuất mới, nhiều hộ chăn nuôi vẫn chưa sẵn sàng tái đàn khi trước mắt họ là một thị trường đầu ra thất thường và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

24/02/2014