Nước mặn xâm nhập sông Ba Lai làm gần 700 ha lúa mất trắng

Năm nay, hạn kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đã làm cho diện tích lúa và hoa màu ở tỉnh Bến Tre thiếu nước trầm trọng, gây thiệt hại đáng kể.
Trong vụ lúa đông xuân vừa qua, toàn tỉnh có gần 700 ha lúa ở các huyện Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại, Giồng Trôm bị chết trắng, thiệt hại 100%; hơn 3.200 ha lúa bị giảm năng suất từ 40 - 70% và hàng trăm hoa vườn cây, hoa màu bị giảm năng suất hoặc chết.
Ngoài tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì tình trạng sông Ba Lai chưa được khép kín bởi âu thuyền An Hóa. Từ đó nước mặn tràn vào là nguyên nhân làm sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre bị thiếu nước.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Chủ tịch UBND huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre nói: “Nước mặn ở Ba Tri dưới biển không lên được vì mình đã làm đê ngăn mặn hết. Nước mặn có là chảy từ thượng nguồn xuống, lúa đông xuân đã thiệt hại trên 100 ha. Hiện huyện đang đề nghị tỉnh làm âu thuyền An Hóa nước ngọt 100%”.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông Lai Châu đã và đang triển khai dự án phát triển cây ăn quả ôn đới tại các xã Giang Ma, Hồ Thầu, Nùng Nàng của huyện Tam Đường.

“Mô hình thanh long ruột đỏ (tím hồng) ở ấp 1, xã Long Điền Đông A, đã khẳng định được hiệu quả. Đến nay đã có 5 hộ trồng, trong đó hộ ông Nguyễn Văn Hiền trồng 450 trụ, thu lợi nhuận 60 triệu đồng/năm”, ông Trần Hùng Cường, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết.

Những năm qua, người dân huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nên chưa khai thác hiệu quả tiềm năng tăng trọng của bò, thời gian nuôi kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

Hiện nay, việc ứng dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp làm cho phụ phẩm rơm rạ sau khi thu hoạch bị phun rải trên đồng ruộng khiến việc thu gom rất khó khăn. Bên cạnh đó, để giảm chi phí sản xuất, ở một số địa phương, bà con tiến hành đốt rơm để vệ sinh đồng ruộng, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí. Do vậy, việc đầu tư thiết bị máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết.

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chuyển đổi diện tích nuôi tôm lâu năm kém hiệu quả sang nuôi các đối tượng mới có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá mặn lợ ở địa phương, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình phối hợp cùng Trạm Khuyến nông thị xã Ba Đồn triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm với quy mô 2.000m2 tại phường Quảng Thuận.