Giúp Ngư Dân Vay Vốn Phát Triển Thủy Sản

Ngày 26.9, tại Quảng Ngãi, NHNN VN tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản với sự tham dự của lãnh đạo các tỉnh ven biển miền Trung gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, TP.Đà Nẵng cùng các doanh nghiệp hoạt động nghề cá và đại diện ngư dân.
Tại hội nghị, Thống đốc NHNN VN Nguyễn Văn Bình, cho rằng Nghị định 67 ra đời tương đối toàn diện, bao trùm nhiều lĩnh vực mà trước đây chưa có như bảo hiểm, đào tạo thuyền viên, cho vay vốn lưu động... Ngân hàng cam kết đảm bảo đủ nguồn vốn cho ngư dân, doanh nghiệp vay đóng mới hơn 2.280 tàu khai thác và tàu dịch vụ hậu cần.
Các ngân hàng thương mại có giải pháp tạo thuận lợi nhất cho ngư dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển thủy sản, trong đó thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống cơ sở giúp ngư dân hoàn thiện thủ tục, hồ sơ vay vốn theo quy định.
Lãnh đạo các tỉnh, TP và ngư dân kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm công bố các mẫu tàu để ngư dân lựa chọn, nâng cấp cơ sở hậu cần nghề cá phục vụ cho tàu vỏ thép; hướng dẫn ngư dân tổ chức sản xuất trên biển theo tổ, đội và liên kết chuỗi sản xuất từ khâu khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây có múi tăng, nhưng mạnh nhất là sản phẩm chanh tươi. So với mùa thuận, giá chanh hiện nay tăng gấp 4 - 5 lần, nhiều nhà vườn trồng chanh ở Đồng Tháp “hốt bạc” nhờ vụ chanh nghịch mùa năm nay.

Do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, hiện giá nhiều loại thủy sản như: cá lóc đồng, cá ba sa, lươn, cá bống kèo, ếch… đã tăng từ 3.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Để chủ động về giá cả và giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, các DN chế biến và ngư dân đánh bắt thủy sản cần xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu làm được điều đó, DN sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại và nguồn gốc; ngư dân cung cấp sản phẩm nguyên liệu chất lượng, qua đó sẽ phân phối lợi nhuận công bằng hơn cho các bên tham gia chuỗi cung ứng.
Ngày 22- 4, hệ thống siêu thị Co opMart và BigC đã vào cuộc thu mua hành tím cho bà con nông dân. Một doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng đã liên hệ với chính quyền địa phương đặt vấn đề tiêu thụ hành tím - một tín hiệu đáng mừng ban đầu của hành trình “giải cứu” hành tím.

Toàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có hơn 40ha trồng sen. Hiện nay nông dân trong huyện bắt đầu thu hoạch rộ. Tuy nhiên, càng vào chính vụ sen càng rớt giá so với cách đây gần 1 tháng. Ông Nguyễn Văn Hải ở ấp 6, xã Tân Hội Trung có hơn 3 công sen.