Nước Lũ Lên Xuống Thất Thường Ảnh Hưởng Đến Vùng Nuôi Tôm Tam Nông (Đồng Tháp)

Một số nông dân ngỡ rằng năm nay nước lớn hơn mọi năm, bởi mới giữa tháng 7 âm lịch, nước đã cao hơn cùng kỳ năm 2013 gần cả thước. Thế nhưng, bước sang đầu tháng 8 âm lịch, mực nước xuống hơn nửa thước so tháng 7. Con nước cứ diễn biến bất thường liên tục từ đầu mùa lũ đến giờ khiến các hộ nuôi tôm gặp không ít khó khăn.
Ông Nguyễn Sỹ Khánh, Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp) cho biết: “Mùa lũ năm nay, huyện Tam Nông có hơn 70 hộ nuôi tôm càng xanh trên diện tích 603 ha, tương đương với diện tích thả nuôi năm 2013.
Sau gần 5 tháng thả nuôi hiện một số hộ bắt đầu thu hoạch tôm trứng, dự tính đến đầu tháng 11 sẽ thu hoạch tôm thương phẩm. Tuy nhiên, cái khó của người nuôi tôm năm nay là nước lũ lên xuống thất thường khiến tôm chậm lớn, kéo theo chi phí đầu tư cho bơm nước, thuốc, thức ăn nhiều hơn”.
Ông Trần Văn Quỳ ở ấp Phú Long, xã Phú Thành B, cho biết năm nay gia đình ông có 2,4ha thả nuôi tôm, hiện đang trong giai đoạn thu hoạch tôm trứng. Tuy nhiên, do mực nước lũ năm nay lên xuống thất thường nên tôm chậm lớn hơn so với năm rồi.
“Ở thời điểm này năm ngoái tôi thu hoạch tôm tỉa bán lai rai nhưng năm nay tôm còn khá nhỏ nên chỉ chiết bán tôm trứng là chủ yếu, còn tôm thịt đến khoảng cuối tháng 10 mới thu hoạch. Tuy nhiên, dự đoán năm nay số lượng tôm thịt không cao, tôm loại 1 chỉ khoảng 5%, trong khi những năm trước loại 1 trọng lượng 100gr/con chiếm khoảng 15%” - ông Quỳ cho biết.
Theo nhận định của ngành nông nghiệp huyện Tam Nông, hiện tôm nuôi của bà con đang ở độ gần 5 tháng tuổi. Vấn đề hiện nay là người dân phải theo dõi mực nước trong ruộng tôm hằng ngày để có giải pháp ứng phó kịp thời, nhất là thời điểm nước sắp xuống, các chất hữu cơ trong đất sẽ làm bẩn nguồn nước, chất thải từ thức ăn, tôm thải ra làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, do đó bà con cần kiểm tra kĩ nền đáy ruộng, bổ sung chất khoáng và vitamin cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm

Thay vì trồng cây thanh long, nhiều hộ trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) chuyển sang trồng cây mía, phù hợp với đất và điều kiện nước tưới. Mía được trồng nhiều ở Ku Kê - Thuận Minh, Dốc Gáo, Bê Độc Lập của 2 xã Hàm Phú, Hàm Trí.

Theo các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang), hiện tại, giá lúa IR 50404 bán tại ruộng còn 4.500 đồng/kg, giảm so với mấy ngày trước 1.500 đồng/kg (ảnh). Còn giá lúa Jasmine ổn định, giá thương lái mua tại ruộng từ 5.200-5.300 đồng/kg và tùy theo mức độ lúa tốt, xấu giá có thể cao hơn 100 đồng/kg.

Theo nhiều chủ vựa chuyên cung ứng mặt hàng nho ra thị trường, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, nho Ninh Thuận luôn ở mức giá cao nhất từ nhiều năm trở lại đây.

Chiều 25.2, báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, đến nay dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 21 địa phương trên cả nước, với 67 ổ dịch. Số lượng gia cầm chết và tiêu hủy khoảng 64.000 con.

Năm qua, diện tích lúa xuống giống 2.171 ha chỉ đạt 85,14% so Nghị quyết, tuy nhiên năng suất đạt khá 45,24 tạ/ha, sản lượng 9.822 tấn. Diện tích trồng ca cao hiện có là 1.659,4 ha, giảm 1.088 ha, nguyên nhân do giá thu mua giảm mạnh và người dân đốn bỏ diện tích ca cao không có năng suất.