Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được Mùa Mía Nhờ Giống 9972

Được Mùa Mía Nhờ Giống 9972
Ngày đăng: 26/02/2014

Thay vì trồng cây thanh long, nhiều hộ trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) chuyển sang trồng cây mía, phù hợp với đất và điều kiện nước tưới. Mía được trồng nhiều ở Ku Kê - Thuận Minh, Dốc Gáo, Bê Độc Lập của 2 xã Hàm Phú, Hàm Trí.

Mấy năm gần đây nhờ giá đường ổn định cộng thêm có nguồn đầu tư ứng trước từ nhà máy đường trên địa bàn huyện nên bà con rất yên tâm sản xuất. Giống mía bà con đang thu hoạch trong vụ này là giống mía 9972, cho năng suất cao hơn so với các giống mía bi-on và các loại mía phổ thông khác mà bà con trồng từ trước.

Giống mía 9972 chịu được hạn tốt, kháng sâu bệnh, cây to, lóng dài, sản xuất được 3 vụ hoặc 4 vụ (3 năm đến 4 năm). Chi phí cho giống mía cũng không tốn, vì chỉ trồng một lần, sau khi thu hoạch dọn vệ sinh vườn, đốt gốc mía, tưới nước, bón phân, mía con lại lên và cứ như thế sẽ có nguồn thu trong vài năm.

Tại khu vực Bê Độc Lập thuộc địa bàn xã Hàm Trí, có khoảng gần 20 hộ trồng mía, kinh tế gia đình khá ổn định từ khi chuyển đổi trồng cây ngắn ngày sang trồng mía.

Tuy nhiên cũng có nhiều hộ trước đây trồng mía đã bỏ cây trồng này để thay thế các loại cây khác. Nguyên nhân do thiếu nguồn nhân lực, chưa dám trồng giống mía mới, còn trồng những giống mía cũ tỉ lệ sâu bệnh cao, cây mía kém phát triển.

Đã vậy không đủ nhân công, để cây mía quá thời gian thu hoạch nên mất giá, vì thế bà con ngại không trồng nữa. Hiện nay giá mía thị trường là 750 đồng/kg, trung bình 1 hecta bà con thu được đến 80 tấn, mía 9972 có thể đạt đến 100 tấn/hecta. Trừ chi phí bà con có lãi đến gần 60 triệu đồng/hecta.

Chị Đỗ Thị Dư - thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí phấn khởi nói: “Giá mía ổn định, nhà máy đường huyện Hàm Thuận Bắc có nguồn đầu tư ứng trước, nên chúng tôi yên tâm sản xuất. Cây mía cũng rất hợp với vùng đất này, từ khi chuyển đổi cây ngắn ngày sang trồng cây mía đời sống của gia đình tôi được cải thiện nhiều”.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Lợn Tai Xanh Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Lợn Tai Xanh

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2012 đến nay, dịch lợn tai xanh đã xảy ra trên địa bàn 43 xã, phường thuộc 10 huyện, thị của 3 tỉnh là: Lào Cai, Điện Biên và Yên Bái làm hơn 8,3 nghìn lợn mắc bệnh, số lợn đã tiêu huỷ là 5.165 con. Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã công bố hết dịch, nhưng dịch đang xảy ra nặng ở các tỉnh Điện Biên, Yên Bái và đang có chiều hướng lây lan với tốc độ nhanh; nguy cơ dịch lây lan diện rộng là rất lớn.

08/04/2012
Trúng Mùa, Trúng Giá Lúa Thu Đông Trúng Mùa, Trúng Giá Lúa Thu Đông

Nông dân các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang bước vào thu họach rộ vụ lúa Thu Đông với niềm vui trúng mùa, trúng giá. Ở vụ này, nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật canh tác của ngành nông nghiệp khuyến cáo nên năng suất lúa đạt bình quân gần 6 tấn/ha, tăng 0,3 tấn ha so cùng vụ năm ngoái

01/12/2011
Giúp Nông Dân Phát Triển Sản Xuất Bền Vững Giúp Nông Dân Phát Triển Sản Xuất Bền Vững

Trong hai ngày 9 và 10.4, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng đã đến làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp, hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi... của tỉnh Bạc Liêu.

12/04/2012
Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Kết Hợp Cá Sấu Thịt Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Kết Hợp Cá Sấu Thịt

Trong khi ở nhiều địa phương, rắn hổ hèo vẫn còn là mô hình mới và khó tìm đầu ra thì tại xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) hàng chục hộ nông dân đã và đang mở rộng mô hình này với nhiều tín hiệu khả quan. Không chỉ giúp các hộ ăn nên làm ra, mà nghề nuôi rắn còn được kết hợp với nuôi cá sấu thịt theo quy mô trang trại, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

12/04/2012
Nuôi Cá Chình Trong Bè Nuôi Cá Chình Trong Bè

Với một cái bè 16m2 được thiết kế rất đơn giản (chiều dài 4m, chiều ngang 2m và chiều cao 2m) đặt xuống lòng kênh Đồng Tiến phía trước nhà, vào cuối năm 2009, ông Lâm thả tổng cộng 50kg cá chình giống vào bè nuôi. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột rồi ngâm dưới mặt nước nhiều ngày

06/12/2011