Nữ Tướng Trồng Rau Thủy Canh

Tuy là phận nữ nhi, nhưng chị Đoàn Thị Hoa (36 tuổi) ở khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, không kém cánh mày râu, đã năng động, mày mò xây dựng mô hình trồng rau thủy canh, để hàng tháng thu lãi từ rau cải khoảng 15 triệu đồng.
Chị Hoa cho biết, năm 2010, chị tự mua ống nhựa, tấm cách nhiệt, lắp đặt dàn ống, thử nghiệm trồng rau trên diện tích 100m2. Vừa làm vừa nghiên cứu thêm tài liệu, vừa bổ sung những chỗ khiếm khuyết, sau hơn 1 năm chị đã hoàn chỉnh được hệ thống trồng rau thủy canh của mình. Sau khi trồng thử nghiệm thành công, đầu năm 2012, chị Hoa phát triển diện tích lên 2.000m2 và tung bán rau ra thị trường. Hàng ngày đều có người đến thu mua tại vườn với số lượng nhất định, nên đầu ra khá ổn định. Để đảm bảo đầu ra hàng ngày, chị Hoa trồng theo kiểu cuốn chiếu, mỗi ngày chỉ thu hoạch 100kg rau, thu hoạch tới đâu, trồng lại tới đó.
Hiện nay, giá mỗi kg rau khoảng 15.000 - 17.000 đồng, sau khi trừ hết các chi phí, chị còn lãi từ 400.000 - 500.000 đồng/ngày. “Hiện mình đang lập dự án vay theo nguồn vốn ưu đãi của UBND TP.HCM, thông qua Hội Nông dân để phát triển thêm 17ha trồng rau thủy canh tại huyện Củ Chi, nhằm có nguồn hàng giao cho các siêu thị” - chị Hoa thông tin. Hiện chị đã thành lập được câu lạc bộ trồng rau thủy canh ở thành phố, có trên 100 hội viên tham gia. Các hộ này chủ yếu trồng trên sân thượng, để đảm bảo nguồn rau sạch sử dụng trong gia đình.
Ông Lê Văn Đức - Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Hiệp Bình Chánh cho biết, mô hình trồng rau thủy canh của chị Hoa hay và phù hợp với chủ trương chuyển đổi nông nghiệp theo hướng đô thị của thành phố, cần được nhân rộng trong vùng. Hiện Hội đang giúp chị lập dự án vay vốn phát triển thêm diện tích trồng, nhằm đảm bảo thêm một nguồn rau sạch cho người dân thành phố.
Có thể bạn quan tâm

HTX Nông nghiệp An Phú, Đức Trọng đang xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau xanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước, nhằm hướng đến ổn định khoản lãi từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm.

Tân Sơn là huyện có diện tích đất rừng khá lớn, trong tổng số hơn 68 nghìn ha đất tự nhiên thì có tới ¾ là đất rừng. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt quan tâm.

UBND tỉnh vừa quyết định thanh lý hơn 27,6ha rừng trồng bị thiệt hại do bão số 11 năm 2013 gây ra tại lô a, khoảnh 8 và 9, tiểu khu 597, xã Tam Sơn; lô a, b, c, d, e, f, g, h, i, khoảnh 2, tiểu khu 608, xã Tam Trà thuộc khu vực Núi Huỳnh (huyện Núi Thành) nằm trong lâm phận của Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh. Khu vực nêu trên trồng keo tai tượng vào năm 2008.

Dù đang sắp bước vào mùa mưa nhưng hầu hết các giếng khoan, giếng đóng của các hộ dân ở xã Bình Hải (Bình Sơn) đều khô khốc, nhất là ở hai thôn Thanh Thủy và Phước Thiện. Hàng chục hécta hành đang ngóng nước về để “duy trì sự sống”. Nhiều hộ dân phải mua nước về tưới cho hành với kinh phí không nhỏ.

Những ngày gần đây, ngư dân tỉnh Khánh Hòa được mùa cá nục, trong khi giá loại cá này vẫn ở mức cao đã giúp nhiều chủ tàu thu lãi hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến đi biển.