Nụ hoa tiền tỷ đang cháy hàng tại Lào Cai

Tam thất có giá trị kinh tế tương đối cao ở thời điểm hiện tại, nên nhiều người vẫn gọi đây là loại "cây tiền tỷ" ở Lào Cai. Cây tam thất thường ra hoa mỗi năm một lần vào tháng 7-8 dương lịch.
Loại cây tiền tỷ này đang được nhân giống trồng rộng rãi ơ nhiều địa phương.
Trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây tam thất đều được dùng làm thuốc.
Ngoài củ tam thất là một loại dược liệu quý, hạt tam thất dùng để làm giống, hoa tam thất dùng làm trà thanh nhiệt, rễ tam thất cũng có giá trị kinh tế rất cao.
Nụ tam thất để lâu dễ bị thâm và chỉ giữ tươi trong khoảng 10 ngày. Sản lượng ít, không để được lâu và có giá trị dược liệu cao, nụ tam thất bao tử tươi đang cháy hàng ở Lào Cai.
Trên thị trường, nụ tam thất bao tử rất hiếm vì loại cây này chủ yếu được chế biến dạng sấy khô hoặc bột.
Nhiều khách ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tĩnh, TP HCM hỏi mua, mỗi người đặt 1-2 kg, thậm chí lên tới 5-10 kg nhưng không có đủ hàng bán. T
hông thường, giá thu mua tại vườn là 500.000 đồng/kg. Khách ở xa phải chịu thêm phí vận chuyển. Tuy nhiên, giá thực tế đến tay người tiêu dùng có khi lên đến hàng triệu, thậm chí là vài triệu 1 kg.
Nhiều người vẫn ưa chuộng nhất nụ hoa tam thất ở Lào Cai.
Hoa tam thất, với thành phần chính là hoạt chất của nhân sâm Rb1, Rb2, có vị ngọt, mát. Tốt nhất là dùng loại hoa chưa nở, phơi sấy khô, đóng gói dùng dần.
Theo đông y Hoa tam thất có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.
Quả tam thất khi chín dùng để làm giống.
Có thể bạn quan tâm

“Xuất khẩu lúa gạo bạc bẽo lắm, 1 kg chẳng đáng bao nhiêu tiền. Trên thế giới không mấy nước có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo như ta trừ phi không làm được ngành khác”.

Tính đến năm 2014, tỉnh Sóc Trăng có gần 30 doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy, hải sản các loại, 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, 4 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và các doanh nghiệp còn lại xuất khẩu mặt hàng bánh pía - lạp xưởng, vàng, ngọc trai...

Thị trường XK gạo đang gặp khó trở lại khi nguồn cung trên thế giới tăng mạnh trong những tháng cuối năm, trong khi nhu cầu NK đã giảm sau mấy tháng sôi động vừa qua.

Dù đã bước vào niên vụ sản xuất mía đường chính vụ, nhưng không khí tranh thu mua nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL năm nay không tái diễn. Hiện tượng này được đánh giá là khá “lạ”, bởi 15 năm qua, các nhà máy đường ở khu vực luôn trong cảnh tranh mua, tranh bán mía nguyên liệu khi vào vụ. Năm nay, phải đến giữa tháng 10, các nhà máy đường mới bắt đầu vào vụ, trong khi đó, vụ mía đường chính hàng năm mở màn từ tháng 9.

Từ đầu năm tới nay, trong khi xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc và EU cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ thì giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản sụt giảm do các hàng rào kỹ thuật và sang Nga, Australia thiếu ổn định.