Nông nghiệp xuyên biên giới vẫn ở giai đoạn đầu

Theo GS.TS Trần Đức Viên, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mekong bắt đầu từ năm 1992 gồm các nước tiểu vùng sông Mekong và Trung Quốc. Từ năm 1995 đến nay, chương trình thu được nhiều thành tựu, nhất là các nước tiểu vùng liên kết với Trung Quốc.
Ông Đặng Kim Khôi, Viện Nghiên cứu Chính sách chiến lược và PTNN- NT cho biết: Hợp đồng xuyên biên giới tại Việt Nam chủ yếu gồm 4 loại chính: Hợp đồng phi chính thức và thương mại tiểu ngạch; Hợp đồng gia công; Hợp đồng PPP; Hợp đồng trên cánh đồng mẫu lớn.
Theo các chuyên gia tại Hội thảo, vướng mắc hiện nay trong phát triển Nông nghiệp hợp đồng xuyên biên giới là cơ chế thực thi hợp đồng yếu. Tỉ lệ cao phá bỏ hợp đồng giữa nông dân và DN tại thời điểm thu hoạch khi giá sản phẩm biến động. Nguyên nhân do chi phí cho việc phá vỡ hợp đồng thấp, thiếu chế tài nghiêm khắc và dễ tìm đối tác thay thế.
Vì vậy, hệ thống chính sách của nông nghiệp hợp đồng xuyên biên giới còn khá hạn chế. Sự phát triển của các loại hình hợp đồng nông nghiệp xuyên biên giới của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn bước đầu.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình sản xuất trình diễn giống bí lai đỏ Gold star 998 và bí lai xanh Tara 888 ở thôn Lang Châu Bắc (xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên) mang lại cho nông dân nguồn thu nhập khá. Sự thành công này mở ra hướng mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhà nông nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích...

27 tuổi, anh Nguyễn Đình Thiện (tổ 7, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) đang sở hữu gần 60 con trâu, trị giá tiền tỷ.

Tại bãi biền có tên gọi Bạc Hà thuộc thôn Khúc Lũy (xã Điện Minh, huyện Điện Bàn) nông dân đang hối hả thu hoạch bắp nếp. Ông Bùi Văn Long – một người dân địa phương hồ hởi: “Mấy ngày nay vợ chồng tôi cứ quần quật ở ngoài đồng từ sáng sớm đến tối mịt để thu hái bắp nếp cung ứng cho bạn hàng.

Chỉ với chiếc kéo nhỏ dưới bàn tay khéo léo và con mắt nhà nghề tinh thông đã mang lại nguồn thu nhập khá cao cho các nghệ nhân chỉnh sửa cây cảnh.

Năm 2014, Đại Lộc lập kế hoạch, tập trung nhiều giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm để hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.