Nông nghiệp xuyên biên giới vẫn ở giai đoạn đầu

Theo GS.TS Trần Đức Viên, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mekong bắt đầu từ năm 1992 gồm các nước tiểu vùng sông Mekong và Trung Quốc. Từ năm 1995 đến nay, chương trình thu được nhiều thành tựu, nhất là các nước tiểu vùng liên kết với Trung Quốc.
Ông Đặng Kim Khôi, Viện Nghiên cứu Chính sách chiến lược và PTNN- NT cho biết: Hợp đồng xuyên biên giới tại Việt Nam chủ yếu gồm 4 loại chính: Hợp đồng phi chính thức và thương mại tiểu ngạch; Hợp đồng gia công; Hợp đồng PPP; Hợp đồng trên cánh đồng mẫu lớn.
Theo các chuyên gia tại Hội thảo, vướng mắc hiện nay trong phát triển Nông nghiệp hợp đồng xuyên biên giới là cơ chế thực thi hợp đồng yếu. Tỉ lệ cao phá bỏ hợp đồng giữa nông dân và DN tại thời điểm thu hoạch khi giá sản phẩm biến động. Nguyên nhân do chi phí cho việc phá vỡ hợp đồng thấp, thiếu chế tài nghiêm khắc và dễ tìm đối tác thay thế.
Vì vậy, hệ thống chính sách của nông nghiệp hợp đồng xuyên biên giới còn khá hạn chế. Sự phát triển của các loại hình hợp đồng nông nghiệp xuyên biên giới của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn bước đầu.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 18/6/2015, Hiệp hội Thủy sản An Giang phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang khai giảng lớp kỹ thật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn. Tham dự có ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, ông Tăng Hoàng Vinh – Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản An Giang, bà Trần Thị Lệ Thanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Thuận và 25 học viên trong xã.
Hiện nay, một số diện tích ao nuôi tôm càng xanh nghịch vụ ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Mặc dù giá tôm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng do ảnh hưởng từ thời tiết nên năng suất giảm từ 20 – 30%, gây thua lỗ cho nhiều người nuôi tôm.

Trà Cú (Trà Vinh) là huyện có diện tích đất đồng láng tương đối nhiều, trên 1.200ha nằm trên địa bàn các xã Đôn Châu, Đôn Xuân và một phần của xã Đại An…. Do đặc điểm của vùng đồng láng là điều kiện giao thông khó khăn và cơ sở hạ tầng phục vụ cho thủy sản chưa được đầu tư nhiều, nên việc phát triển nuôi tôm (sú và thẻ) theo hình thức công nghiệp (thâm canh và bán thâm canh) còn rất ít, chủ yếu là nuôi quảng canh (thả lan) chiếm trên 90% diện tích.

Cá lăng chấm được xem là loài cá có giá trị kinh tế cao và là đặc sản nước ngọt hàng đầu ở miền Bắc. Loài cá quý hiếm hoang dã này vốn chỉ sống ở hệ thống sông Hồng nay đã được nuôi thử nghiệm thành công ở Quảng Ninh.

Huyện Đông Hải (Bạc Liêu) triển khai xây dựng thành công mô hình cánh đồng tôm nguyên liệu mẫu lớn tại ấp Thạnh I, xã Long Điền với tổng diện tích 37ha.