Nông nghiệp tiếp cận TPP bằng ứng dụng công nghệ cao

Tại Hội thảo “Tiếp cận Hiệp định TPP qua góc nhìn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức sáng 24.10, nhiều giải pháp tiếp cận TPP từ góc độ nông nghiệp đã được đưa ra, trong đó đáng chú ý là đề xuất triển khai ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.
Các đại biểu tham gia hội thảo “Tiếp cận Hiệp định TPP qua góc nhìn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” đề xuất giải pháp tiếp cận TPP
Bà Nguyễn Thị Nguyên Trinh - Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đánh giá: “Trong tất cả các phương pháp chuyển giao khoa học - công nghệ thì việc xây dựng mô hình trình diễn có vai trò hết sức quan trọng.
Thông qua hiệu quả các mô hình trình diễn, người dân sẽ dễ dàng tiếp thu và tin tưởng vào tiến bộ khoa học - công nghệ được giới thiệu.
Ngoài ra cũng cần có mạng lưới cán bộ khoa học cấp cơ sở có trình độ trung cấp trở lên để hướng dẫn công nghệ cho nông dân”.
Trong khi đó, TS Nguyễn Hải An - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao thì lại đề xuất tham gia chuỗi cung ứng nông sản khi gia nhập TPP với ngành nông nghiệp.
Cụ thể, các giải pháp được đề xuất nhằm phát triển chuỗi cung ứng nông sản gồm: Đầu tư sâu cho công nghệ sau thu hoạch; thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
Tiếp cận và mở rộng hệ thống phân phối trong và ngoài nước;
Phát triển dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng thương hiệu nông sản…
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 9 đến nay, cá, tôm, cua, hàu nuôi trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) liên tiếp bị chết hàng loạt khiến người nuôi trồng thủy sản hoang mang và bức xúc.

Từ năm 2015 UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã chỉ đạo cho Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng với Trạm Khuyến nông tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ heo giống chất lượng cao cho bà con chăn nuôi tại các xã quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu con nuôi có giá trị kinh tế cao, xã Thiệu Hợp đã tổ chức cho một số hộ dân học tập kinh nghiệm mô hình nuôi con nuôi đặc sản: rùa, ba ba, rắn, nhím...

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào chăn nuôi không những giúp người chăn nuôi giảm chi phí đầu tư, tăng sức đề kháng cho vật nuôi, mà còn góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước do chất thải trong chăn nuôi gây ra...

Kỳ cuối: Đổi mới sáng tạo Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 70% dân số tham gia hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành liên quan.