Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cẩm Sơn có nhiều hầm biogas

Cẩm Sơn có nhiều hầm biogas
Ngày đăng: 07/11/2015

Công trình khí sinh học của hộ ông Đoàn Văn Thái

Bà Phan Thị Kim Ngân, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Cẩm Sơn cho biết, 10 năm trở lại đây nghề chăn nuôi heo phát triển mạnh giúp người dân trong xã có thu nhập khá cao.

Toàn xã hiện có 3.222 hộ thì có khoảng 1.700 hộ nuôi heo với tổng đàn 60.000 con.

Khi chăn nuôi phát triển thì vấn đề môi trường luôn là nỗi lo của địa phương.

Những năm qua xã đã vận động người dân xây dựng công trình khí sinh học để xử lý môi trường.

Đến nay, toàn xã có 86% hộ chăn nuôi đã có hệ thống xử lý chất thải các loại.

Hiệu quả rõ nét nhất từ khi dự án LCASP hỗ trợ vốn "mồi" 3 triệu đồng/công trình thì sau 18 tháng, xã có trên 200 công trình khí sinh học.

Hầm biogas hỗ trợ xử lý chất thải trong chăn nuôi rất tốt, tạo ra khí gas giúp xóa lò củi truyền thống, thắp sáng đèn măng-xông, sưởi ấm cho vật nuôi.

Nguồn chất thải đã xử lý qua hầm khí sinh học là nguồn phân bón sinh học ứng dụng vào SX nông nghiệp sạch.

Một số trang trại lớn sử dụng nguồn khi sinh học chạy máy phát điện phục vụ sinh hoạt gia đình và chăn nuôi.

Hiệu quả kinh tế từ công trình khí sinh học mang lại cho nông hộ là giảm chi phí khoảng 3 triệu đồng/hộ/năm trong việc đun nấu.

Dự án LCASP ở Bến Tre không chỉ giúp cho người chăn nuôi mà cả cộng đồng hưởng lợi. Cẩm Sơn là một trong những địa phương được thụ hưởng nhiều nhất với trên 200 công trình khí sinh học.

Chỉ sau 2 - 4 năm xây dựng công trình khí sinh học là có thể khấu trừ đủ vốn đầu tư, chăn nuôi sẽ giảm giá thành khoảng 7%.

Hiệu quả rõ nét nhất của dự án LCASP là giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Hiện tại, người chăn nuôi trong xã tiếp tục đăng ký lắp đặt trên 50 công trình khí sinh học do LCASP tài trợ.

Bà Lưu Thị Lan, ấp Thạnh Phó cho biết, gia đình bà có 4.000 m2 đất trồng dừa kết hợp với nuôi heo.

Khi dự án LCASP chưa triển khai, gia đình xử lý môi trường bằng túi nilon nhưng vẫn bị rò rỉ và bốc mùi hôi làm ảnh hưởng đến cộng đồng.

Khi dự án hỗ trợ 3 triệu đồng lắp đặt 1 công trình khí sinh học, bà liền tham gia ngay.

Bà bỏ thêm vốn đối ứng 10,5 triệu đồng đầu tư bể bằng nhựa composite có khối lượng 9 m3.

Sau khi công trình đưa vào sử dụng thì nước thải không còn bốc mùi hôi, khí dùng để đun nấu không hết...

Ông Đoàn Văn Thái, ấp Thạnh Phó cũng cho hay, gia đình thường xuyên nuôi từ 35 - 70 con heo.

Trước đây xử lý môi trường bằng túi nilon nhưng bị rò rỉ, bốc mùi hôi.

Chất thải xả ra mương vườn làm ô nhiễm môi trường, bị cán bộ phụ trách môi trường đến kiểm tra nhắc nhở.

Được dự án LCASP hỗ trợ 3 triệu đồng, gia đình đối ứng đầu tư thêm 16 triệu đồng để xây dựng công trình 16 m3.

Qua 1 năm sử dụng, ông Thái thấy rất hiệu quả, chuồng heo sát vách nhà mà không bị hôi thối, giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm, tạo ra chất đốt mà không phải tốn công gom củi hoặc lo tiền mua gas.

Nước thải thì tưới cho vườn dừa, khí không dùng hết thì cho bà con lân cận sử dụng đun nấu...


Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng Quy Trình Sản Xuất Xoài Cát Hòa Lộc Rải Vụ Ứng Dụng Quy Trình Sản Xuất Xoài Cát Hòa Lộc Rải Vụ

Với chất lượng ngon, ngọt nên xoài cát Hòa Lộc là một trong những loại trái cây được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, “điệp khúc trúng mùa, rớt giá” vẫn thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy, một số nhà vườn ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý xoài ra hoa rải vụ nhằm bán được giá cao.

26/11/2013
Phòng Chống Dịch Bệnh Thuỷ Sản Không Thể Lơ Là, Chủ Quan Phòng Chống Dịch Bệnh Thuỷ Sản Không Thể Lơ Là, Chủ Quan

Theo đánh giá của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh thuỷ sản có nhiều diễn biến phức tạp, tuy có giảm hơn so với năm 2012, nhưng một số dịch bệnh xuất hiện trong giai đoạn cuối tháng 5-2013, ở trên địa bàn huyện Tiên Yên với diện tích trên 600ha tôm sú tại xã Hải Lạng gây thiệt hại cho 311 hộ dân; trong tháng 6, dịch bệnh bùng phát tại phường Hà An (TX Quảng Yên) đã có 966.000 con tôm giống từ 45-70 ngày tuổi bị chết; dịch bệnh trên tu hài do nhiễm Perkinsus vẫn xảy ra rải rác tại các hộ nuôi mới ở huyện Vân Đồn; bệnh đốm trắng và vi khuẩn ở tôm thẻ chân trắng bị chết tại huyện Đầm Hà. Ngoài ra, một số lượng cá lồng bè bị chết ở Vân Đồn, Đầm Hà, Móng Cái... chưa phát hiện nguyên nhân cụ thể.

26/11/2013
Mùa Cá Ra Sông Mùa Cá Ra Sông

Mỗi năm đến tháng 10 âm lịch, lũ rút nhanh cũng là lúc cá từ đồng tìm đường ra sông. Mùa cá chỉ có duy nhất một lần trong năm nên người dân sống vùng sông nước lại hối hả chuẩn bị chài, lọp để đánh bắt.

26/11/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lai Xa

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...

27/11/2013
Cá Đồng Lạc Địa Phát Triển Trở Lại Cá Đồng Lạc Địa Phát Triển Trở Lại

Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).

27/11/2013