Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Đạt 2,5 Tỷ Đồng/ha/năm

Tại Lâm Đồng, doanh thu 1 ha đất nông nghiệp sản xuất theo hướng công nghệ cao đạt thấp nhất 250 triệu đồng, cao nhất 2,5 tỷ đồng/năm.
Đó là con số từ thực tế trong khóa học tập mô hình nông nghiệp có tưới điển hình tại Lâm Đồng diễn ra từ ngày 9 đến 11/1, do dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo 7 tỉnh, sở, ngành có liên quan đến dự án.
Trong khóa học này, các đại biểu tham quan một số mô hình tiêu biểu tại Lâm Đồng như chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng VietGAP của trang trại Phong Thúy tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.
Theo ông Nguyễn Hồng Phong, chủ trang trại, 1 ha đất tại trang trại Phong Thúy cho thu 2,5 tỷ đồng/năm và còn có thể tiếp tục nâng cao hơn nữa.
Mô hình rau áp dụng công nghệ tưới phun và tưới nhỏ giọt của Cty Khang Thịnh, chi nhánh Netafim Lâm Đồng, tại huyện Đức Trọng, ông Vũ Kiên Trung, đại diện Netafim Việt Nam trình bày về các giải pháp hiệu quả để tưới tiết kiệm mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh. Nhờ mô hình tưới tiêu thông minh này mà nhà vườn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nông phẩm để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, Lâm Đồng đã có 39.000 ha rau, hoa được ứng dụng công nghệ cao. Doanh thu 1 ha đất nông nghiệp sản xuất theo hướng công nghệ cao đạt thấp nhất 250 triệu đồng, cao nhất 2,5 tỷ đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng và cái “bắt tay” của ba công ty lớn là Hoàng Anh Gia Lai, NutiFood và Vissan, liên doanh này tuyên bố sẽ hạ giá sữa và thịt bò trên thị trường Việt Nam.

Mặc dù mới bước vào chính vụ chưa đầy tháng nhưng giá khóm thu mua tại vườn đã giảm gần một nửa so với cách đây vài tháng. Giá khóm đạt mức 2.700-2.900 đồng/trái (loại 1kg), thời điểm sau tết đạt 5.400 đồng/kg.

Cây tiêu được xem là một trong những cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai trong những năm qua. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu tính bền vững, gây ra sự lây lan của dịch bệnh… đã làm thiệt hại không nhỏ đến đời sống của người dân trồng tiêu trên địa bàn.

Ông Đoàn Kiệm nổi tiếng ở xã Phú Hòa (huyện Định Quán - Đồng Nai) là nông dân có đôi tay “vàng”. Trên vùng đất khô hạn, nhiều loại cây trồng dễ tính còn khó phát triển, ông lại trồng thành công các loại cây đặc sản khó tính, như: cam, quýt, bưởi.

Tôi cũng đã nghĩ đến làm thêm một số việc khác nhưng phần thì không có vốn, phần không có kỹ thuật nên rất khó khăn. Vừa qua, được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn mô hình làm nấm, mộc nhĩ, bước đầu tôi thấy khá hiệu quả. Sản phẩm làm ra đến đâu bán hết đến đấy, gia đình cũng có thêm nguồn thu nhập đáng kể.