Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Đạt 2,5 Tỷ Đồng/ha/năm

Tại Lâm Đồng, doanh thu 1 ha đất nông nghiệp sản xuất theo hướng công nghệ cao đạt thấp nhất 250 triệu đồng, cao nhất 2,5 tỷ đồng/năm.
Đó là con số từ thực tế trong khóa học tập mô hình nông nghiệp có tưới điển hình tại Lâm Đồng diễn ra từ ngày 9 đến 11/1, do dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo 7 tỉnh, sở, ngành có liên quan đến dự án.
Trong khóa học này, các đại biểu tham quan một số mô hình tiêu biểu tại Lâm Đồng như chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng VietGAP của trang trại Phong Thúy tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.
Theo ông Nguyễn Hồng Phong, chủ trang trại, 1 ha đất tại trang trại Phong Thúy cho thu 2,5 tỷ đồng/năm và còn có thể tiếp tục nâng cao hơn nữa.
Mô hình rau áp dụng công nghệ tưới phun và tưới nhỏ giọt của Cty Khang Thịnh, chi nhánh Netafim Lâm Đồng, tại huyện Đức Trọng, ông Vũ Kiên Trung, đại diện Netafim Việt Nam trình bày về các giải pháp hiệu quả để tưới tiết kiệm mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh. Nhờ mô hình tưới tiêu thông minh này mà nhà vườn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nông phẩm để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, Lâm Đồng đã có 39.000 ha rau, hoa được ứng dụng công nghệ cao. Doanh thu 1 ha đất nông nghiệp sản xuất theo hướng công nghệ cao đạt thấp nhất 250 triệu đồng, cao nhất 2,5 tỷ đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Theo anh Phan Hồng Phi- Tổ thu mua thủy sản chợ Trà Ôn (Vĩnh Long), từ sau Tết Giáp Ngọ 2014, mỗi ngày tổ mua vào trên 200kg cá bông lau.

Thị trường sữa nguyên liệu thế giới không ổn định đã tác động không nhỏ đến chiến lược kinh doanh của những doanh nghiệp (DN) chế biến sữa.

Máy có thể sạ từ 80-200 công đất/ngày, rất phù hợp cho sản xuất cánh đồng lớn, hợp tác xã hay những nông dân làm trang trại. Nếu muốn sạ thưa có thể điều chỉnh bằng 2 cách: Tăng số cho máy chạy nhanh hơn hoặc hạn chế lượng giống xuống.

Dù phiên biển năm nay xuất phát muộn, nhưng ngư dân miền Trung nhanh chóng vươn khơi đón lộc biển với nhiều tàu trúng đậm cá nục, cá ngừ, cá nhám...

Nhờ đó, nhiều bà con đã tự vươn lên thoát nghèo từ chính công sức của mình mà không phải trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương. Trong đó, mô hình nuôi cá nước ngọt của anh Lương Văn Hợp ở xã Khánh Trung là một điển hình.