Nông Dân Xã Trường Đông, Hòa Thành Chuyển Đổi Cây Trồng Mang Lại Hiệu Quả Cao

Trong những năm gần đây, nông dân xã Trường Đông, huyện Hòa Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Là vùng đất chuyên canh nhản nhưng do giá cả bấp bênh nên một số hộ nông dân chuyển sang trồng bưởi da xanh và quýt đường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ông Lê Văn Hạp, sinh năm 1971 ngụ ấp Năm Trại có diện tích đất vườn trên 1,5 ha. Trước đây anh cũng trồng nhản và các loại cây trồng khác nhưng hiệu quả không cao.
Do quê góc ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nhiều lần về thăm quê thấy người miền Tây trồng bưởi da xanh có hiệu quả nên anh mua giống về trồng. Ban đầu anh trồng khoảng trên 20 góc bưởi da xanh và tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu và học tập kinh nghiệm ở các nơi, sau một thời gian anh đã có kinh nghiệm và chăm sóc vườn bưởi phát triển tốt.
Đợt trái đầu tiên anh cho kết quả khả quan, trái bưởi tuy da xanh nhưng ruột đỏ rất ngon, ngọt và được thương lái ưa chuộng. Hiện nay, tuy chỉ có trên 20 cây bưởi da xanh nhưng anh thu hoạch trung bình trên 100 triệu đồng/đợt trái. Anh cho biết thời gian tới anh sẽ tiếp tục nhân rộng vườn bưởi của mình.
Ông Nguyễn Minh Thảo, sinh năm 1960, ngụ ấp Trường Phú, xã Trường Đông cũng mới chuyển sang trồng 5 công quýt đường đã được gần 30 tháng. Vườn quýt của ông hiện rất nhiều trái và sắp thu hoạch. Với giá khoảng 20 – 25 ngàn đồng/kg quýt đường hiện nay, với 300 góc quýt đường ông Thảo đang hy vọng sẽ có một mùa bội thu.
Hòa Thành tuy đất nông nghiệp ít, nhưng với sự nhạy bén của người nông dân, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng hợp lý tin chắc sẽ đem lại lợi nhuận cao, tăng thu nhập gia đình và góp phần phát triển kinh tế địa phương..
Nguồn bài viết: http://ttv11.vn/ViewNews-Nong_dan_xa_Truong_Dong_Hoa_Thanh_chuyen_doi_cay_trong_mang_lai_hieu_qua_cao-7564.aspx
Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.

Là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện Điện Biên, hiện nay xã Noong Luống có trên 70ha nuôi trồng các loại thủy sản. Biết tận dụng tiềm năng, khai thác lợi thế sẵn có, giờ đây nhiều nông dân ở xã Noong Luống đã vươn lên thoát nghèo với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi cá.

Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.

Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông cho biết: “Theo thống kê từ năm 2011 đến nay, tổng diện tích lúa liên kết với doanh nghiệp trên 17.000ha, sản lượng tiêu thụ trên 71.000 tấn.