Nông Dân Xã Trường Đông, Hòa Thành Chuyển Đổi Cây Trồng Mang Lại Hiệu Quả Cao

Trong những năm gần đây, nông dân xã Trường Đông, huyện Hòa Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Là vùng đất chuyên canh nhản nhưng do giá cả bấp bênh nên một số hộ nông dân chuyển sang trồng bưởi da xanh và quýt đường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ông Lê Văn Hạp, sinh năm 1971 ngụ ấp Năm Trại có diện tích đất vườn trên 1,5 ha. Trước đây anh cũng trồng nhản và các loại cây trồng khác nhưng hiệu quả không cao.
Do quê góc ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nhiều lần về thăm quê thấy người miền Tây trồng bưởi da xanh có hiệu quả nên anh mua giống về trồng. Ban đầu anh trồng khoảng trên 20 góc bưởi da xanh và tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu và học tập kinh nghiệm ở các nơi, sau một thời gian anh đã có kinh nghiệm và chăm sóc vườn bưởi phát triển tốt.
Đợt trái đầu tiên anh cho kết quả khả quan, trái bưởi tuy da xanh nhưng ruột đỏ rất ngon, ngọt và được thương lái ưa chuộng. Hiện nay, tuy chỉ có trên 20 cây bưởi da xanh nhưng anh thu hoạch trung bình trên 100 triệu đồng/đợt trái. Anh cho biết thời gian tới anh sẽ tiếp tục nhân rộng vườn bưởi của mình.
Ông Nguyễn Minh Thảo, sinh năm 1960, ngụ ấp Trường Phú, xã Trường Đông cũng mới chuyển sang trồng 5 công quýt đường đã được gần 30 tháng. Vườn quýt của ông hiện rất nhiều trái và sắp thu hoạch. Với giá khoảng 20 – 25 ngàn đồng/kg quýt đường hiện nay, với 300 góc quýt đường ông Thảo đang hy vọng sẽ có một mùa bội thu.
Hòa Thành tuy đất nông nghiệp ít, nhưng với sự nhạy bén của người nông dân, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng hợp lý tin chắc sẽ đem lại lợi nhuận cao, tăng thu nhập gia đình và góp phần phát triển kinh tế địa phương..
Nguồn bài viết: http://ttv11.vn/ViewNews-Nong_dan_xa_Truong_Dong_Hoa_Thanh_chuyen_doi_cay_trong_mang_lai_hieu_qua_cao-7564.aspx
Có thể bạn quan tâm

Mục tiêu của Dự án Cạnh tranh chăn nuôi và An toàn thực phẩm Lâm Đồng (Dự án LIFSAP Lâm Đồng) thuộc Sở NN-PTNT là “Nâng cao hiệu quả của những người chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình; giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ gia súc - gia cầm và tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm chăn nuôi…”.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Thời điểm này, nông dân phường Túc Duyên (T.P Thái Nguyên) đang tất bật xuống giống để chuẩn bị cho vụ hoa Tết 2015. Nhiều năm trở lại đây, trồng hoa Tết đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Thấy được lợi thế và những khó khăn của người nông dân, từ năm 2012, UBND huyện Định Hóa đã quyết định hỗ trợ 70% lãi suất khi nông dân vay vốn để phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại. Đây là chính sách không mới nhưng thiết thực và thực hiệu quả với nhiều hộ nông dân ở miền núi...

Vụ đông 2014-2015, xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa) gieo trồng 80 ha cây trồng vụ đông, trong đó ngoài trồng các loại cây truyền thống, như: ngô, khoai tây, ớt xuất khẩu, thuốc lào, rau các loại, xã còn liên kết với Công ty Giống cây trồng Trung ương (công ty cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm) trồng thử nghiệm 6 ha khoai lang ruột vàng có chất lượng cao.

Trong chăn nuôi nói chung và nuôi bò sữa nói riêng việc áp dụng tốt các giải pháp về thú y có ý nghĩa quan trọng, vì quản lý tốt dịch bệnh trong chăn nuôi sẽ giúp tăng đàn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững. Sóc Trăng hiện đang tập trung thực hiện dự án phát triển đàn bò sữa giai đoạn 2013-2020.