Nông Dân Xã Suối Đá Tây Ninh Trồng Mì Bị Thiệt Hại Nặng

Ông Nguyễn Hồng Dũng- Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Đá (huyện Dương Minh Châu) cho biết sau những cơn mưa vừa qua, chỉ riêng ấp Phước Bình 1 đã có khoảng 85 ha mì sắp đến ngày thu hoạch bị thiệt hại nặng nề.
Ông Nguyễn Bình, ngụ ấp Phước Bình 1 than thở: “Tôi trồng 3,4 ha mì giống gần 9 tháng tuổi. Còn khoảng chừng 1 tháng nữa là thu hoạch nên dù có người mua nhưng tôi chưa bán. Không ngờ chỉ sau vài cơn mưa, rẫy mì của tôi và nhiều người xung quanh bị ngập úng. Tôi chạy đôn chạy đáo đi thuê người thu hoạch nhưng không có nhân công nên chỉ nhổ được không đầy một phần ba diện tích đã trồng. Phần còn lại thúi củ hết”.
Chúng tôi theo chân nông dân ra rẫy mì ở ấp Phước Bình 1. Tại đây còn khoảng 20 ha mì sắp đến ngày thu hoạch, trong đó có khoảng một phần ba diện tích mì héo rũ, nông dân bỏ “chết đứng” trên đồng vì củ đã hư hết. Phần diện tích còn lại đang chờ thu hoạch “được bao nhiêu hay bấy nhiêu”.
Một nông dân nhổ cho chúng tôi xem hàng chục bụi mì, nhưng tất cả củ đều nằm lại dưới đất, chỉ còn trơ cây. Trong số những nông dân có mì bị thiệt hại, nhiều người phải thuê đất với giá 27 triệu đồng/ha/năm để trồng mì.
Bà con nông dân ở đây cho biết, khu vực này không phải là vùng trũng, đã được trồng mì nhiều năm nhưng chưa bao giờ bị thiệt hại như năm nay. “Mì bị hư vì mưa lớn liên tiếp nhiều ngày, nước rút không kịp. Tuy nhiên nguyên nhân chính là vì không có nhân công thu hoạch”, một nông dân rầu rĩ nói.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Đá, trong khoảng 85 ha mì bị thiệt hại, có khoảng 55 ha hư hại hoàn toàn, diện tích còn lại thiệt hại khoảng 50%. “Tuy nhiên, nông dân chỉ hy vọng gỡ gạc chút đỉnh tiền công thu hoạch thôi, chứ mì đã thiệt hại 50% rồi, nhổ lên nhà máy trừ 30% tạp chất, chữ bột không có nên giá bán cũng rẻ mạt”, ông Dũng nói.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông phải có mặt tại từng địa bàn phối hợp kiểm tra công tác chuẩn bị giống, các giải pháp kỹ thuật sản xuất trước thời điểm gieo sạ, kiên quyết chỉ đạo đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và mật độ gieo sạ theo quy định…

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp– PTNT, Vũng Liêm (Vĩnh Long) là huyện đứng đầu về cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiện toàn huyện có 304 máy gặt đập liên hợp, 66 máy gặt xếp dãy, 770 máy cày- xới, trên 5.700 máy bơm nước, máy sạ hàng,… đảm bảo cơ giới hóa trong sản xuất lúa đạt 100% khâu làm đất, 95% khâu thu hoạch.

Trong vài năm trở lại đây, trước thực trạng nhiều diện tích cà phê già cỗi, đạt năng suất thấp do sử dụng các loại giống kém chất lượng, xã Tân Thành (Krông Nô - Đắk Nông) đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện tái canh, “trẻ hóa” vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi.

Quê ở Bến Tre - vùng đất có nhiều loại trái cây nổi tiếng, đến vùng đất mới xã Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lập nghiệp, bốn anh em nhà ông Võ Xuân Sơn đem theo hành trang quý giá là 2 cây bưởi da xanh. Để rồi hôm nay, anh em ông Sơn trở thành triệu phú từ 2 cây bưởi da xanh ấy.