Nông dân vùng cao dự trữ thức ăn cho đàn gia súc

Sau khi đập lúa, rơm được bà con xã Cán Cấu (Si Ma Cai) bó lại.
Rơm mới lấy trên nương về được phơi khô để tránh ẩm mốc.
Thời tiết vùng cao hay mưa và sương mù nên việc che đậy cho rơm rất quan trọng.
Nhiều gia đình ở Sa Pa cẩn thận cất rơm trên gác nhà, khi cần mới lấy xuống cho trâu, bò ăn.
Đồng bào dân tộc Mông ở xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương) chăm sóc trâu trong ngày rét.
Chú trọng giữ ấm cho nghé.
Vào mùa rét, cỏ tươi ở vùng cao Bát Xát ngày càng trở nên khan hiếm.
Người dân xã A Lù (Bát Xát) phải đi xa mới lấy được bó cỏ tươi về cho trâu.
Dù trời mưa nhưng người dân xã Tả Van (Sa Pa) vẫn đi chở rơm vì lo đàn trâu bị đói nếu mưa kéo dài.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài tiêu thụ mạnh tại địa phương, đậu phộng ở huyện Tuy An còn được thương lái thu gom, chuyển vào TP Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản xuất dầu ăn. Vào thời điểm này, giá bán mỗi kg đậu phộng tươi (còn vỏ) ở huyện Tuy An từ 7.000 đến 9.000 đồng. Nhờ năng suất thu hoạch và giá bán cao, mỗi sào đậu phộng trong thời gian khoảng 3 tháng đã cho hộ sản xuất thu nhập hơn 7 triệu đồng.

Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.

Ông Nguyễn Trung Thành, ở thôn Phúc Xuân, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn chia sẻ, tham gia sản xuất chè an toàn, gia đình ông đã biết cách chăm sóc, thu hái và chế biến chè đúng kỹ thuật. Chè hái về được phơi trên giá lưới, không phơi trên nền sân như trước.

Lâu nay, người dân xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng chủ yếu vẫn gắn liền với cây lúa nước, cây mía, cây điều… nhưng mới đây việc thí điểm thành công mô hình trồng nấm linh chi đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Rau xanh không thể thiếu được trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người chúng ta. Không giống như cây lúa, cây rau được gieo trồng với nhiều chủng loại phong phú, có thời gian sinh trưởng ngắn nên đòi hỏi chế độ tưới nước bón phân cũng như phun thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Từ đó nảy sinh ra nhiều vấn đề như, rau dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư đạm, rau nhiễm các loại vi trùng và ký sinh trùng… có khả năng gây hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng.