Nông Dân Vĩnh Long Trồng Khoai Lang Tím Nhật Đang Bị Lỗ

Thương lái Từ Văn Tư (Tân Quới - Bình Tân) mua khoai lang xuất khẩu ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Khoảng 2 tháng nay, có thời điểm giá khoai tím Nhật ở mức 300.000 đ/tạ nhưng hiện chỉ còn 260.000 - 270.000 đ/tạ, giảm so cùng kỳ năm rồi khoảng 400.000 đ/tạ.
Các loại khác như: Khoai sữa 170.000 đ/tạ, khoai đỏ 300.000 đ/tạ. Riêng khoai trắng hiện đang hút hàng, giá khá cao 350.000 - 400.000 đ/tạ, vì ít người trồng.
Theo một số thương lái, giá khoai tím Nhật xuống thấp là do nông dân trồng nhiều hơn mọi năm. Vụ này thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh dễ tấn công, khoai không đẹp bằng những mùa khác nên thị trường Trung Quốc kén.
Một số nông dân trồng khoai tím Nhật ở Bình Tân cho biết, năng suất khoai vụ này thấp, chỉ khoảng 2,5 tấn/công. Với mức đầu tư khoảng 10 triệu đồng/công, người trồng khoai đang bị lỗ khoảng 3 triệu đồng/công.
Cán bộ nông nghiệp xã Tân Thành (Bình Tân) Đào Minh Trọn cho biết, hiện các đê bao đã khép kín nên nông dân có thể trồng 2 - 3 vụ/năm. Mùa thu hoạch rộ, giá thường xuống thấp. Do đó, nông dân trồng rải vụ để hạn chế rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay, việc chăn nuôi lợn đen truyền thống được bà con nhiều nơi trên địa bàn tỉnh duy trì. Sản phẩm thịt lợn đen xét về giá trị thương phẩm, nhu cầu và thị hiếu đều được người tiêu dùng lựa chọn cao hơn hẳn so với thịt lợn ngoại, lợn lai, hướng nạc, siêu nạc.

TP Hồ Chí Minh hiện có tổng đàn bò sữa lớn nhất nước với khoảng 100.000 con, trong đó, huyện Củ Chi chiếm khoảng 70%, sản lượng sữa đạt khoảng 500 tấn/ngày.

Thời gian qua, cùng với việc giá tiêu hạt trên thị trường liên tục đứng ở mức cao, diện tích hồ tiêu ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) không ngừng được mở rộng nhờ các chính sách khuyến khích phục hồi và trồng mới loại cây này.

Cây tỏi sẻ du nhập vào vùng đất Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) được hơn 5 năm và nhanh chóng khẳng định hiệu quả của nó. Thế nhưng gần đây, cây tỏi đang phát triển rất “nóng”, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết...

Hiện nay, phần lớn cà phê tại Gia Lai đều bán xô với giá không cao. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là phương thức sản xuất cà phê của nông dân chủ yếu ở các hộ riêng rẽ, chưa quản lý được chất lượng dẫn đến khó tiếp cận thị trường có yêu cầu cao về chất lượng.