Nông Dân Vĩnh Long Trồng Khoai Lang Tím Nhật Đang Bị Lỗ

Thương lái Từ Văn Tư (Tân Quới - Bình Tân) mua khoai lang xuất khẩu ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Khoảng 2 tháng nay, có thời điểm giá khoai tím Nhật ở mức 300.000 đ/tạ nhưng hiện chỉ còn 260.000 - 270.000 đ/tạ, giảm so cùng kỳ năm rồi khoảng 400.000 đ/tạ.
Các loại khác như: Khoai sữa 170.000 đ/tạ, khoai đỏ 300.000 đ/tạ. Riêng khoai trắng hiện đang hút hàng, giá khá cao 350.000 - 400.000 đ/tạ, vì ít người trồng.
Theo một số thương lái, giá khoai tím Nhật xuống thấp là do nông dân trồng nhiều hơn mọi năm. Vụ này thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh dễ tấn công, khoai không đẹp bằng những mùa khác nên thị trường Trung Quốc kén.
Một số nông dân trồng khoai tím Nhật ở Bình Tân cho biết, năng suất khoai vụ này thấp, chỉ khoảng 2,5 tấn/công. Với mức đầu tư khoảng 10 triệu đồng/công, người trồng khoai đang bị lỗ khoảng 3 triệu đồng/công.
Cán bộ nông nghiệp xã Tân Thành (Bình Tân) Đào Minh Trọn cho biết, hiện các đê bao đã khép kín nên nông dân có thể trồng 2 - 3 vụ/năm. Mùa thu hoạch rộ, giá thường xuống thấp. Do đó, nông dân trồng rải vụ để hạn chế rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Dù không phải là vật nuôi truyền thống, có lợi thế phát triển nhưng vài năm gần đây, con dê mang đến cho những hộ nghèo, hộ khó khăn những cơ hội tăng thu nhập, vươn lên, cải thiện đời sống.

Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, niên vụ mía 2015 - 2016, toàn tỉnh có gần 1.000ha mía được bà con trồng lưu gốc, tập trung nhiều ở thành phố Vị Thanh, với khoảng 760ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích mía của thành phố (2.500ha). Bởi vì, Vị Thanh là vùng đất cao, ít bị nước lũ đe dọa nên thuận tiện cho bà con áp dụng mô hình canh tác mía lưu gốc.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện tuyến trùng gây hại 360ha hồ tiêu, tỉ lệ hại từ 5 đến 50% dây; bệnh chết chậm gây hại 60ha, tỉ lệ bệnh từ 0,5 đến 20% dây, tập trung tại xã Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông (huyện Tây Hòa).

Sau thu hoạch lúa Đông Xuân, cánh đồng ấp Ngã Ngay (xã Tân Long - Mang Thít - Vĩnh Long) không cày ải, mà xả nước tràn đồng với lý do để nhử lúa cỏ, lúa lai. Cách làm này nhận được sự đồng tình của nhiều nông dân, nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng lợi bất cập hại.

Đó là trại sản xuất nấm dược liệu linh chi Yên Tử của ông Tạ Đức Khương ở khu phố 2, thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Đây là một trong những nhân tố mới phát triển mô hình sản xuất nấm linh chi quy mô lớn theo chuỗi công nghệ kỹ thuật, quy trình sản xuất khép kín ở huyện Đông Triều.