Nông Dân Trồng Ớt Được Mùa, Được Giá

Từ vài ha trồng thử nghiệm ban đầu, đến nay nông dân huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã xuống giống 87 ha ớt, tập trung ở các xã: Phú Đông (37 ha), Phú Thạnh (33 ha) và Tân Phú (17 ha).
Các ấp: Bà Lắm, Giồng Keo, Cả Thu 1, Cả Thu 2, xã Phú Thạnh nhờ có hệ thống đê bao khép kín và hệ thống thủy lợi nội đồng tương đối phát triển nên rất thuận lợi cho việc phát triển các loại rau màu và cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là giống ớt chỉ thiên như các giống: 907, F1 Thiên Trường GM 319, ớt lai F1 TN 378, Hai Mũi Tên, Chánh Phong… Hiện tại, thương lái thu mua ớt của nông dân với giá trên dưới 20.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Dũng, ngụ ấp Bà Lắm, xã Phú Thạnh trồng 10 công ớt (công nhỏ 625 m2), giống Chánh Phong, tuy chỉ mới thu hoạch 2 đợt nhưng anh ước tính đến cuối vụ mỗi công cho năng suất khoảng 1,5 tấn trái.
Giá ớt hiện tại từ 18.000 - 22.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí (giống, phân, thuốc, ngày công), anh Dũng ước tính lãi trên 10 triệu đồng/1 công.
Huyện Tân Phú Đông mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ ớt, xuống giống vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 âm lịch, sau 75 ngày thì cho thu hoạch.
Trồng ớt chỉ thiên không tốn nhiều vốn đầu tư, chỉ cần chịu khó chăm sóc và tưới nước hàng ngày là ớt cho năng suất cao. Kinh nghiệm cho thấy, để ớt chỉ thiên cho trái nhiều, nông dân phải chú trọng ngay từ khâu làm đất, lên liếp với độ cao khoảng 1 tấc, tạo rãnh để thuận lợi việc thoát nước và xử lý vôi ở mỗi gốc ớt.
Khi gieo giống khoảng 7 ngày thì tiến hành phun các loại thuốc dưỡng cây và tưới phân hữu cơ theo chu kỳ cách 10 ngày 1 lần cho đến khi cây được 2 tháng. Khi vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa thì cắm cây làm trụ đỡ ở mỗi gốc ớt và giăng dây theo hàng để cây khi ra trái không bị trốc gốc ngã đổ.
Có thể bạn quan tâm

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản (Bộ NN&PTNT), tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 40 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP). Trong đó có 30 cơ sở nuôi cá tra, diện tích khoảng 224ha, 6 cơ sở tôm nước lợ, với khoảng 160ha.

Lâu nay, người nuôi tôm thường gặp khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, đầu ra cho sản phẩm cũng rất bấp bênh. Trước tình hình này, Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu) quy hoạch lại vùng nuôi tôm sạch, liên kết với doanh nghiệp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, hỗ trợ con giống, chế phẩm vi sinh, bao tiêu sản phẩm… Từ đó giảm bớt nỗi lo cho người nuôi tôm trong huyện.

Tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất chọn làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long để thực hiện thí điểm tiểu dự án 2 “Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long-Cát Bà” - dự án về lĩnh vực phát triển, bảo tồn nguồn lợi thủy sản.

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.