Nông dân trồng lác phấn khởi vì được mùa, được giá

Ông Nguyễn Văn Long, ngụ ấp Đại Hòa (xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm) trồng 3 công lác cho biết: Hiện nay, lác khô loại 1 được các thương lái thu mua với giá 14.200 đồng/kg. Sau 3 tháng chăm sóc người trồng thu hoạch từ 800 – 1.000 kg lác/công, người trồng thu lợi nhuận hơn 10 triệu đồng/công.
Diện tích trồng lác của huyện Vũng Liêm tập trung ở các xã Quới Thiện, Thanh Bình và Trung Thành Đông với tổng diện tích trên 1.200 hecta/ năm cho sản lượng bình quân 12.000 tấn/ năm.
Có thể bạn quan tâm

Tương tự, tại huyện Tân Phước (Tiền Giang) - địa bàn có diện tích khóm lớn nhất ĐBSCL với hơn 14.000ha, giá khóm hiện chỉ dao động ở mức 1.000 đồng/kg, giảm mạnh so với mức giá 3.000 - 3.500 đồng/kg cuối tháng trước, do đang vào thu hoạch vụ chính.

Với xuất phát điểm thấp, các ngành nghề công nghiệp nông thôn (CNNT) tỉnh Hậu Giang còn lạc hậu so với các địa phương khác. Cả tỉnh có trên 4.224 cơ sở CNNT, nhưng đa số hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết trong sản xuất - tiêu thụ. Do vậy, công nghiệp nông thôn vẫn loay hoay chưa tìm ra chỗ đứng.

Trong sản xuất nông nghiệp, ông cha ta vẫn truyền nhau kinh nghiệm: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" đó là những điều kiện không thể thiếu để đạt năng suất cao.

Dự báo, năng suất chỉ đạt khoảng 50-60% so với năm ngoái. Ông Đỗ Văn Thành, ở ấp Nhơn Phú 1, xã Nhơn Nghĩa A, cho hay: “Vào thời điểm để trái, thấy cây ra bông mà mừng trong bụng, vì nghĩ rằng năm nay sẽ trúng mùa. Nhưng không hiểu vì sao, tuy có ra bông nhưng số trái đậu rất thấp và trái bị rụng khá nhiều, mặc dù đã không ít lần xịt thuốc phòng chống sâu bệnh”.

Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là hướng đi đang được thôn Dương Đàn, xã Tam Dân triển khai nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.