Nông Dân Tranh Thủ Thu Hoạch Lúa Mùa

Theo thống kê của các địa phương, đợt mưa bão vừa qua, toàn tỉnh có gần 4.000ha (trong tổng số khoảng 40.000ha lúa mùa) bị thiệt hại, nhất là những diện tích lúa nằm ven sông Cầu, sông Công và khu vực gần hồ Núi Cốc. Năng suất của các diện tích lúa này có thể bị giảm từ 20-70% so với cùng kỳ hằng năm.
Nhiều diện tích lúa bị ngập úng khi đang bước vào giai đoạn chín, khi gặp nước là mọc mầm nên ngay khi nước rút, nông dân đã ra đồng gặt lúa dù một số vẫn còn xanh. Việc thu hoạch rất khó khăn vì lúa bị đổ rạp nên phải gặt thủ công bằng tay khiến tiến độ thu hoạch bị chậm hơn so với vụ mùa hằng năm.
Cùng với việc gặt “cứu” lúa, nông dân trong tỉnh cũng đang tập trung mọi nguồn lực để thu hoạch lúa mùa sớm. Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 40% diện tích lúa mùa, tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, T.P Thái Nguyên và T.X Sông Công. Năng suất lúa ước đạt khoảng 50 tạ/ha, cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra.
Được biết, vụ mùa năm nay, toàn tỉnh chủ yếu gieo cấy các giống lúa lai như Syn6, TH3-3, VL 20, Nhị ưu 838, Arize B-TE1; lúa thuần chất lượng cao như HT1, HT6, HT9, VS1, SH14, TBR 45, Bắc thơm số 7… nên dù một số diện tích lúa bị ảnh hưởng nhưng do những diện tích lúa lai, lúa thuần chất lượng cao năng suất đạt cao, có nơi lên đến 55 đến 60 tạ/ha nên về cơ bản năng suất lúa mùa bình quân của tỉnh vẫn đạt kế hoạch.
* Hiện nay, trà lúa mùa sớm trên địa bàn huyện Phổ Yên đang trong giai đoạn chín rộ nên nông dân đang tiến hành gặt đồng loạt. Mặc dù vụ mùa bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh và cơn bão số 3 nhưng nhờ có sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, sự hướng dẫn tích cực của cán bộ nông nghiệp nên nông dân trên địa bàn huyện đã kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, năng suất dự ước đạt trên 54 tạ/ha.
Tính đến nay, nông dân trong huyện đã thu hoạch được 2.500ha lúa, chiếm 43% diện tích lúa mùa sớm, trong đó một số xã thu hoạch được nhiều là: Đắc Sơn 460ha, Hồng Tiến 300ha, Trung Thành 212ha, Tân Hương 180ha… Dự kiến đến cuối tháng 9, toàn huyện sẽ thu hoạch xong lúa mùa.
Được biết vụ mùa 2014, huyện Phổ Yên gieo cấy 5.899ha lúa mùa, đạt trên 101% kế hoạch, trong đó diện tích lúa mùa sớm - chiếm 97,41%, lúa mùa trung chiếm 2,69%. Các giống lúa được gieo cấy nhiều là Khang Dân 18, lúa thuần chất lượng cao với tổng diện tích trên 4.500ha, chiếm 76.87% cơ cấu giống, lúa lai các loại chiếm hơn 1.200ha, chiếm 20,5% cơ cấu giống (tăng 1,5% so với năm 2013).
Có thể bạn quan tâm

Anh Đặng Thành Thơm ở xã Bình Thạnh (TX Hồng Ngự - Đồng Tháp) đã nói như vậy khi chuyển từ ươm nuôi cá tra giống sang nuôi cá thác lác cườm thời gian qua.

Ấp 7 (xã Bình Sơn) có khoảng 280 hộ dân thì có đến 200 hộ nuôi gà ta. Trong đó, gần 100 hộ nuôi với quy mô lớn, từ vài ngàn đến cả chục ngàn con/lứa. Đây là nơi cung cấp gà ta lớn nhất tỉnh và nghề này đã giúp nhiều người trong ấp trở nên khá giả.

Gạt mất mát, những người nuôi tôm vùng lũ đang “gượng dậy” khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là thiếu vốn, bởi nhiều tỷ đồng đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ…

Không ngoa chút nào khi gọi ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) là thủ phủ gà ta của Đồng Nai. Bởi trong một năm, ấp này cung cấp cho thị trường khoảng 1 triệu con gà ta.

Trong thời gian qua, đầu ra của lúa giống bấp bênh, loay hoay mãi với trò rượt đuổi của thị trường. Trước thực trạng trên, mô hình sản xuất lúa giống có liên kết với Công ty Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang ra đời, đáp ứng nhu cầu thực tại cho đầu ra sản phẩm, người nông dân có cuộc sống ổn định, vươn lên giàu có.