Nông Dân Trà Vinh Lỗ Nặng Vì Bắp Ít Hạt, Không Người Mua

Trước khi đầu tư trồng, nông dân được công ty cung cấp giống quảng cáo là bắp có hạt dẻo, ngọt, rất được người tiêu dùng chuộng.
Trái với lời giới thiệu của nhà phân phối là Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, sau hơn 2 tháng đầu tư, chăm sóc hàng trăm hộ dân trồng bắp nếp lai ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh chỉ thu được đám bắp vụn, không ai mua, bị lỗ nặng.
Đây là giống bắp nếp F1 AG 500 được nhà phân phối quảng cáo là có hạt dẻo, ngọt rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên đến ngày thu hoạch, bắp cho trái rất nhỏ, ít hạt và cứng nên không ai mua, hoặc có người mua cho bò ăn chỉ với giá vài trăm ngàn đồng/ha, trong khi vốn đầu tư trên 12 triệu đồng/ha, chưa kể công chăm sóc.
Theo thống kê sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè, hiện trên địa bàn có trên 160 hộ nông dân trồng giống bắp này, tổng diện tích trên 70 ha.
Địa phương đang yêu cầu nhà phân phối bắp giống AG 500 đến kiểm tra, xác minh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các hộ trồng bắp bị thiệt hại. Ông Trương Thanh Đệ, Phó Phòng NN-PTNT huyện Cầu Kè cho biết: “Trước tình hình người sử dụng giống bắp AG 500 do Công ty bảo vệ thực An Giang phân phối, gây thiệt hại như hiện nay, Phòng đang cho các xã rà soát lại; đề nghị công ty cung cấp giống hỗ trợ thỏa đáng cho các hộ bị thiệt hại, để bà con tái đầu tư”.
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay, nông dân ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) trồng sắn theo phương thức quảng canh là chủ yếu nên năng suất thấp; đồng thời còn làm đất bị rửa trôi bạc màu, hoang hóa. Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất canh tác sắn, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi liên tục qua 4 vụ, chẳng những đã khắc phục được những tồn tại trên mà còn cho hiệu quả kinh tế cao.

Tháng 5-2012, Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông (Dak Lak) xây dựng mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm tại một số hộ dân trên địa bàn huyện. Qua 7 tháng thực hiện, đến nay những mô hình này đã bước đầu có hiệu quả, mang lại thu nhập khá cho người nuôi.

Mô hình ruộng lúa bờ hoa được Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai tại xã An Xuyên và Lý Văn Lâm bước đầu cho năng suất cao, bình quân trên 6 tấn lúa/ha, lợi nhuận từ 19 - 21 triệu đồng/ha.

Năm 2012, nuôi trồng thủy sản huyện Vũ Thư (Thái Bình) đạt hiệu quả và giá trị kinh tế cao. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 1.600 ha, giá trị đạt 43,5 tỷ đồng, tăng 6,03% so với năm 2011. Góp phần không nhỏ vào kết quả khả quan này phải kể đến mô hình nuôi cá lồng trên sông Hồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có quyết định thành lập đoàn công tác liên ngành kiểm tra, xác minh tình hình vay vốn của các hộ gia đình, doanh nghiệp nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn tỉnh An Giang.