Nông Dân Tỉnh Cà Mau Phấn Khởi Được Mùa Cá Đồng

Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết người dân trong huyện rất phấn khởi vì trúng mùa cá đồng, kèm theo đó là giá cá đồng cũng tăng mạnh.
Mặc dù gần hai tháng nữa mới hết mùa thu hoạch, nhưng sản lượng cá đồng đã lên tới 15.000 tấn, tăng gần 5.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Theo dự báo, sản lượng cá đồng năm nay có thể lên tới 25-30 ngàn tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Cá đồng bao gồm các loại cá lóc, cá trê, cá rô, cá dầy, cá bổi, cá thát lát, trong đó loại cá có giá trị kinh tế cao là cá lóc và cá rô.
Giá cá lóc loại một giá 80.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng so với cùng kỳ; cá rô 100.000 đồng/kg, tăng 30.000 đồng so với cùng kỳ; cá bổi 60.000 đồng/kg tăng 20.000 đồng so với cùng kỳ.
Cá đồng ở tỉnh Cà Mau là loài cá được nuôi vùng nước ngọt, tập trung ở vùng rừng U Minh Hạ. Cá đồng được nuôi xen với trồng lúa, trồng rừng có tổng diện tích gần 200.000ha.
Hiện nay, số hộ nuôi cá đồng của Cà Mau lên tới gần 2.000 hộ. Nhờ nuôi cá đồng kết hợp với trồng lúa và trồng rừng mà có hàng trăm hộ dân thoát nghèo.
Ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cá đồng được quy hoạch phát triển chung với kinh tế thuỷ sản, theo đó khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi cá đồng, mục tiêu lâu dài là sẽ xuất khẩu cá đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, bệnh “chổi rồng” đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, nhiều nhất là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm, hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Từ đây, một giải pháp trước mắt để phòng, chống bệnh “chổi rồng” đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng”.

Qua tham quan, học tập các mô hình làm kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh cải tạo diện tích đất vườn tạp để lên liếp trồng màu. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nên cây màu của gia đình anh Sơn phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất khá, cuộc sống gia đình được cải thiện hơn trước.

“Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ. Việc Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây sapô lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay sapô đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây sapô. Tới đây, diện tích trồng sapô của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.

Báo cáo kết quả sản xuất lương thực trong năm, ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt gần 1,37 triệu tấn (đạt trên 103% kế hoạch đề ra). Trong đó, đối với cây lúa, diện tích gieo trồng cả năm trên 230.605 ha, năng suất bình quân 58,77 tạ/ha (tăng 1,53 tạ/ha so với năm 2013), sản lượng trên 1,35 triệu tấn; cây lương thực có hạt (chủ yếu là cây bắp) xuống giống trên 4.000 ha, sản lượng thu hoạch trên 14 nghìn tấn.