Nông dân tin tưởng kênh trả chậm qua Hội

Ông Bùi Văn Tưởng – Phó Chủ tịch Hội ND xã Việt Thống cho biết: Từ vụ mùa năm 2013, Hội ND tỉnh Bắc Ninh bắt đầu thực hiện đề án “Hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân”.
Theo đó, được sự ủy thác của Hội ND tỉnh và Hội ND huyện, Hội ND xã Việt Thống đã cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm cho ND.
Nhà nông sẽ được cung cấp đủ lượng phân bón theo nhu cầu của họ nhưng chưa cần phải thanh toán tiền ngay từ đầu vụ, mà sẽ trả sau 6 tháng (sau khi ND đã thu hoạch nông sản).
“Bất kỳ hội viên, ND nào có nhu cầu mua phân bón, đăng ký với Hội ND xã thì chúng tôi có trách nhiệm đứng ra tín chấp mua phân bón trả chậm cho họ.
Sau đó, Hội có trách nhiệm đứng ra tổ chức và thu hồi vốn khi đã hết thời hạn 6 tháng” - ông Tưởng bày tỏ.
Gia đình ông Nguyễn Văn Phước (thôn Thống Hạ) là một trong những hộ khó khăn được Hội ND xã đứng ra tín chấp mua phân bón NPK Lâm Thao trả chậm.
Với 8 sào ruộng, năm 2 vụ lúa và 3 sào trồng khoai tây vụ đông, mỗi năm gia đình ông Phước mua hơn 6 tạ phân bón NPK Lâm Thao trả chậm.
Sau 6 tháng thu hoạch lúa và khoai tây xong, có sản phẩm bán ông Phước mới phải trả tiền phân bón.
Ông Phước phấn khởi nói: “Trước đây không có tiền, gia đình tôi toàn phải mua chịu phân bón ở các đại lý với lãi suất cao.
Việc Hội ND trực tiếp đứng ra tín chấp mua phân bón trả chậm cho hội viên, ND đã giúp những hộ khó khăn như chúng tôi khắc phục được khó khăn thiếu vốn đầu tư trước mắt”.
" Mỗi tấn phân bón chúng tôi hưởng hoa hồng là 6.000 đồng từ phía nhà phân phối phân bón.
Làm vì lợi ích của hội viên, ND, chứ nếu người cán bộ hội chỉ tính toán vì lợi ích cá nhân thì không nên làm và không thể làm được”. Ông Bùi Văn Tưởng - Phó Chủ tịch Hội ND xã Việt Thống
Không khó khăn về kinh tế như gia đình ông Phước, nhưng nhiều năm nay hộ ông Nguyễn Văn Mô ở thôn Thống Hạ vẫn tin dùng mua phân bón trả chậm qua “kênh” Hội ND xã.
Ông Mô tâm sự: “Ba năm nay, năm nào nhà tôi cũng đăng ký mua hơn 7 tạ phân bón NPK Lâm Thao để bón cho 1 mẫu lúa và 3 sào khoai tây vụ đông.
Hội ND đứng ra tín chấp nên gia đình tôi yên tâm về chất lượng phân bón.
Bón phân NPK lúa cứng cây, mẩy hạt; khoai tây thì nhiều củ.
Không chỉ chất lượng tốt mà giá phân bón cũng phải chăng nên ND chúng tôi rất phấn khởi”.
Ông Tưởng cho biết: Dù là phân bón trả chậm nhưng giá phân bón thường chỉ bằng hoặc thấp hơn giá thị trường.
Không có chuyện bà con mua phân bón trả chậm do Hội ND đứng ra tín chấp phải chịu giá bán cao hơn giá thị trường bên ngoài.
Trong 3 năm qua, Hội ND xã Việt Thống đã cung ứng hơn 300 tấn phân bón NPK Lâm Thao trả chậm cho hội viên, ND toàn xã.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Bình, cây iều trước đây là loại rất phổ biến ở địa phương theo kiểu ăn chơi. Do nước lũ, người dân đã chặt bỏ để trồng bắp, cà, sả… nên từ rất lâu không còn nghe ai nhắc đến và cây iều gần như “tiệt chủng”. Trong một lần đi học tập kinh nghiệm làm ăn ở các tỉnh miền Đông, gặp cây iều có cái tên là lạ, ông đã xin giống đem về trồng.

Cây nhãn Thạch Kiệt trồng khoảng 24 tháng là có thể xử lý cho trái. Giống nhãn này có nhiều ưu điểm như: Kháng được bệnh “chổi rồng”, cơm dầy, khô giòn, hạt nhỏ, thơm, trái sai, có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với thổ nhưỡng vùng đất ven sông Tiền.

Mô hình trồng chuối tiêu hồng bằng phương pháp cấy mô do UBND xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) thực hiện tại thôn Định Trường, với diện tích 1 ha, có 5 hộ tham gia. Các hộ dân được hỗ trợ 100% giá giống, phân bón và được tập huấn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...

VASEP cho rằng cá hồi đông lạnh chủ yếu được NK về để phục vụ gia công xuất khẩu và cả tiêu thụ trong nước. Mặt hàng cá hồi hiện nay ở Việt Nam chưa phải là sản phẩm đã sản xuất được ở cấp độ hàng hóa, việc NK không mang tính cạnh tranh với sản xuất trong nước. Do đó, Hiệp hội đề xuất giảm mức thuế NK với cá hồi về 0% nhằm phong phú nguồn nguyên liệu chế biến gia công XK thủy sản.

Ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và ngành nông nghiệp các địa phương cùng các nhà vườn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành, để khống chế sự lây lan bệnh trên cây có múi.