Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân tin tưởng kênh trả chậm qua Hội

Nông dân tin tưởng kênh trả chậm qua Hội
Ngày đăng: 05/11/2015

Ông Bùi Văn Tưởng – Phó Chủ tịch Hội ND xã Việt Thống cho biết: Từ vụ mùa năm 2013, Hội ND tỉnh Bắc Ninh bắt đầu thực hiện đề án “Hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân”.

Theo đó, được sự ủy thác của Hội ND tỉnh và Hội ND huyện, Hội ND xã Việt Thống đã cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm cho ND.

Nhà nông sẽ được cung cấp đủ lượng phân bón theo nhu cầu của họ nhưng chưa cần phải thanh toán tiền ngay từ đầu vụ, mà sẽ trả sau 6 tháng (sau khi ND đã thu hoạch nông sản).

“Bất kỳ hội viên, ND nào có nhu cầu mua phân bón, đăng ký với Hội ND xã thì chúng tôi có trách nhiệm đứng ra tín chấp mua phân bón trả chậm cho họ.

Sau đó, Hội có trách nhiệm đứng ra tổ chức và thu hồi vốn khi đã hết thời hạn 6 tháng” - ông Tưởng bày tỏ.

Gia đình ông Nguyễn Văn Phước (thôn Thống Hạ) là một trong những hộ khó khăn được Hội ND xã đứng ra tín chấp mua phân bón NPK Lâm Thao trả chậm.

Với 8 sào ruộng, năm 2 vụ lúa và 3 sào trồng khoai tây vụ đông, mỗi năm gia đình ông Phước mua hơn 6 tạ phân bón NPK Lâm Thao trả chậm.

Sau 6 tháng thu hoạch lúa và khoai tây xong, có sản phẩm bán ông Phước mới phải trả tiền phân bón.

Ông Phước phấn khởi nói: “Trước đây không có tiền, gia đình tôi toàn phải mua chịu phân bón ở các đại lý với lãi suất cao.

Việc Hội ND trực tiếp đứng ra tín chấp mua phân bón trả chậm cho hội viên, ND đã giúp những hộ khó khăn như chúng tôi khắc phục được khó khăn thiếu vốn đầu tư trước mắt”.

" Mỗi  tấn phân bón chúng tôi hưởng hoa hồng là 6.000 đồng từ phía nhà phân phối phân bón.

Làm vì lợi ích của hội viên, ND, chứ nếu người cán bộ hội chỉ tính toán vì lợi ích cá nhân thì không nên làm và không thể làm được”.  Ông Bùi Văn Tưởng - Phó Chủ tịch Hội ND xã Việt Thống

Không khó khăn về kinh tế như gia đình ông Phước, nhưng nhiều năm nay hộ ông Nguyễn Văn Mô ở thôn Thống Hạ vẫn tin dùng mua phân bón trả chậm qua “kênh” Hội ND xã.

Ông Mô tâm sự: “Ba năm nay, năm nào nhà tôi cũng đăng ký mua hơn 7 tạ phân bón NPK Lâm Thao để bón cho 1 mẫu lúa và 3 sào khoai tây vụ đông.

Hội ND đứng ra tín chấp nên gia đình tôi yên tâm về chất lượng phân bón.

Bón phân NPK lúa cứng cây, mẩy hạt; khoai tây thì nhiều củ.

Không chỉ chất lượng tốt mà giá phân bón cũng phải chăng nên ND chúng tôi rất phấn khởi”.

Ông Tưởng cho biết: Dù là phân bón trả chậm nhưng giá phân bón thường chỉ bằng hoặc thấp hơn giá thị trường.

Không có chuyện bà con mua phân bón trả chậm do Hội ND đứng ra tín chấp phải chịu giá bán cao hơn giá thị trường bên ngoài.

Trong 3 năm qua, Hội ND xã Việt Thống đã cung ứng hơn 300 tấn phân bón NPK Lâm Thao trả chậm cho hội viên, ND toàn xã.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân “Đổi Đời” Nhờ Tôm Hùm Ở Xã Đảo Cam Bình Ngư Dân “Đổi Đời” Nhờ Tôm Hùm Ở Xã Đảo Cam Bình

“Hơn 50% số dân lúc nào cũng có khoảng 200 - 300 triệu đồng trong nhà, nhiều người đã trở thành triệu phú, tỷ phú... nhờ vào tôm hùm” - lời kể của anh bạn mới quen về quê hương Cam Bình khiến tôi bỏ lửng chuyến công tác, rẽ ngang vào xã đảo giàu có ở đất Cam Ranh (Khánh Hòa)...

13/03/2013
Kinh Nghiệm Vỗ Béo Bò Của Nông Dân Xã Bắc Phong Kinh Nghiệm Vỗ Béo Bò Của Nông Dân Xã Bắc Phong

Gần đây, phong trào nuôi bò vỗ béo phát triển mạnh ở xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Nhiều hộ nuôi giàu lên nhờ có kinh nghiệm trong chọn giống, chế độ chăm sóc hợp lý.

24/08/2013
Ethoxyquin Trong Thức Ăn Tôm Và Biện Pháp Quản Lý Ethoxyquin Trong Thức Ăn Tôm Và Biện Pháp Quản Lý

Với giá thành rẻ, tác dụng chống oxy hóa cao, nên ethoxyquin được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, cấm hẳn việc sử dụng ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản là khó khả thi

15/03/2013
Bò Lai Sind Ở Trường Sa Bò Lai Sind Ở Trường Sa

Xã đảo Song Tử Tây nằm ở cực Bắc quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có nguồn nước lợ và bãi cỏ xanh tốt về mùa mưa nhưng mùa nắng lại phải đối mặt với những khó khăn thường gặp như khô hạn và thiếu nước ngọt.

26/08/2013
Mô Hình Nuôi Tôm - Cua - Sò Huyết Đạt Hiệu Quả Cao Ở Kiên Giang Mô Hình Nuôi Tôm - Cua - Sò Huyết Đạt Hiệu Quả Cao Ở Kiên Giang

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích canh tác ở các xã vùng ven biển của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu… Huyện An Biên có 4 xã ven biển, gồm: Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên. Trong đó xã Nam Thái A có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của huyện, diện tích thả nuôi thủy sản kết hợp tôm – cua - sò huyết trên cùng một diện tích khoảng 272 ha, tập trung ở các ấp Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nông dân thực hiện mô hình.

16/03/2013